Xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp là điều kiện tiên quyết giúp nhà bán tối ưu khả năng tiếp cận khách hàng và nâng cao doanh số. Nhưng nhà bán cần làm thế nào để tạo dựng được một quy trình toàn diện và tối ưu nhất?
Quy trình bán hàng (Sales process) là một chuỗi các bước giúp nhân viên bán hàng tìm kiếm, tiếp cận, tương tác và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nói cách khác, các bước bán hàng bắt đầu khi tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và sau khi nhân viên bán hàng hoàn thành giao dịch. Hầu hết các quy trình bán hàng đều dài từ 5 đến 7 bước và chúng có thể khác nhau tùy vào từng ngành nghề hoặc các công ty khác nhau.
Tuy nhiên một quy trình bán hàng phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng và từ đó nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn với người tiêu dùng. Không chỉ vậy, tạo dựng quy trình bán hàng hiệu quả còn loại bỏ các chiến thuật bán hàng không cần thiết và tập trung hoàn toàn vào các chiến lược hiệu quả, qua đó giảm bớt thách thức trong các bước bán hàng.
Trước khi xây dựng quy trình bán hàng, bạn cần phải nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Bạn cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của họ, giá cả, chính sách bán hàng, và các yếu tố khác liên quan đến thị trường. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện quy trình bán hàng.
Doanh nghiệp cần xác định phân khúc khách hàng của mình cũng như các nhu cầu, hành vi và các vấn đề liên quan đến quyết định mua hàng của họ. Hãy xác định chân dung đối tượng khách hàng tiềm năng một cách cụ thể nhất. Bạn có thể xây dựng chân dung này theo hệ thống 5W1H để xác định các yếu tố như độ tuổi, tính cách, đặc điểm, nhu cầu…
Sau khi đã có được chân dung khách hàng, hãy thử hình dung xem bạn cần tiếp cận họ qua các kênh thông tin nào, cách tiếp cận đối với từng nhóm đối tượng thay đổi ra sao… Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiết kiệm thời gian, công sức mà xây dựng quy trình bán hàng phù hợp và hiệu quả, gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
Để giúp các nhà bán chuẩn bị bước 1 được tốt nhất, với khả năng lưu trữ toàn bộ thông tin và lịch sử tương tác khách hàng, các doanh nghiệp có thể tìm đến sự trợ giúp của các phần mềm CRM. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Callio – phần mềm quản lý kinh doanh tập trung.
Callio giúp doanh nghiệp thực sự “hiểu” khách hàng của mình là ai thông qua việc vẽ lên chân dung khách hàng chi tiết, từ đó đưa ra những vấn đề quan trọng nhất tới từng nhóm khách cụ thể. Như vậy hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng Callio giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng toàn diện nhất.
Để bán hàng hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, bao gồm các thông tin đầy đủ và chính xác nhất về ưu/nhược điểm của từng loại sản phẩm. Ngoài ra nhà bán cũng cần hiểu rõ lợi ích mà sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng. Vì khi bán hàng, bạn không chỉ đang rao bán một sản phẩm/ dịch vụ đơn thuần mà thực chất đang bán giải pháp giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Hiểu được điều này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cách thức xây dựng quy trình bán hàng và hình thức tư vấn phù hợp.
Sau khi đã xây dựng được chân dung khách hàng, bước tiếp theo trong quy trình bán hàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện là tìm kiếm khách hàng. Ở giai đoạn này, bạn cần xác định xem liệu khách hàng tiềm năng của mình có nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể mà doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng hay không. Bạn cũng có thể quyết định các yếu tố khác nhau như khả năng chi trả.
Tuy vậy, cần hiểu rõ rằng không phải bất cứ ai cũng có thể là khách hàng của bạn. Vì vậy, việc xây dựng, tìm kiếm và làm dày danh sách khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những đối tượng không có triển vọng và khai thác tối đa lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Những phần mềm quản lý tập trung như Callio rất phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình bán hàng nhờ vào khả năng tự động định danh và phân loại khách theo mức độ tiềm năng giúp cho doanh nghiệp của bạn chủ động tiếp cận tới từng nhóm khách hàng tiềm năng nhất, tối ưu hiệu suất và tăng khả năng lên đơn trong từng thông điệp gửi ra ngoài.
Đây chính là bước quan trọng trong sơ đồ quy trình bán hàng mà nhân viên kinh doanh cũng như nhà quản lý cần chuẩn bị kỹ càng. Bởi lẽ lúc này, bạn sẽ tạo mối liên hệ cá nhân đầu tiên với khách hàng tiềm năng của mình bằng cách chủ động liên hệ hoặc tạo ra tình huống để khách hàng tiềm năng tương tác với bạn. Đừng quên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề họ gặp phải để khiến khách hàng tham gia vào cuộc trò chuyện với nhà bán.
Callio với thế mạnh tổng đài thông minh, kết hợp cùng phần mềm quản lý khách hàng sẽ giúp hoàn thiện luồng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn có thể xác định nhóm khách hàng có tiềm năng lớn nhất để lên kịch bản gọi điện tự động với tỉ lệ ra đơn cao nhất, đồng thời lựa chọn hình thức gửi email marketing, tin nhắn ZaloOA cho những nhóm khách ít quan tâm hơn. Như vậy, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo trải nghiệm khách hàng được tốt nhất.
Bước tiếp theo trong quy trình bán hàng chính là giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Nói cách khác, đây cũng đồng thời là bước quyết định bạn có bán được hàng hay không. Một lỗi sai nhiều người thường mắc trong bước này là họ chỉ chăm chăm giới thiệu vào sản phẩm để mong rằng đưa được càng nhiều thông tin tới khách hàng càng tốt. Tuy nhiên điều này lại sai hoàn toàn!
Một lỗi sai thường gặp là chỉ chăm chăm giới thiệu vào sản phẩm để mong rằng đưa được càng nhiều thông tin tới khách hàng càng tốt
Thay vì diễn đạt như một bài thuyết trình chỉ nói về đặc điểm, chính sách, cách sử dụng,… bạn nên đưa ra các giá trị lợi ích thiết thực mà sản phẩm mang lại để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà họ gặp phải. Điều này sẽ làm khách hàng thích thú hơn và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn rất nhiều!
Sau khi giới thiệu xong thì việc tiếp theo trong quy trình bán hàng đó là báo giá sản phẩm cũng như thuyết phục để khách hàng đồng ý chi tiền. Và với những đối tượng khách hàng khác nhau, bạn sẽ cần có những cách thuyết phục khác nhau, ví dụ:
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là phải thực sự hỏi khách hàng tiềm năng xem họ có muốn mua hàng không và đảm bảo họ hiểu đầy đủ tất cả các điều khoản của giao dịch mua bán.
Nếu khách hàng vẫn còn khúc mắc về sản phẩm/dịch vụ của bạn thì hãy tư vấn để khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu và chi phí mà họ bỏ ra. Nếu bạn thực hiện tốt được bước này, cơ hội khách hàng chốt đơn sẽ rất cao. Dưới đây là một số lời khuyên để việc chốt đơn hàng diễn ra thành công:
Nhiều người thường không xem trọng bước cuối cùng này, nhưng đây thực sự lại là bước giúp bạn có thêm nhiều khách hàng trung thành, luôn sẵn lòng ủng hộ sản phẩm cũng giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của bạn tới những người khác.
Việc tiếp theo có thể liên quan đến việc gửi thư cảm ơn hoặc gọi điện cho khách hàng để hỏi về trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ mới của họ. Bạn cũng có thể yêu cầu khách hàng đánh giá dịch vụ của bạn hoặc đánh giá trên trang MXH hoặc trang kinh doanh của bạn. Khi hoàn thành tốt, giai đoạn này thường có thể dẫn bạn quay lại bước một trong quy trình bán hàng với các lượt bán hàng, giới thiệu hoặc đánh giá bổ sung mang lại khách hàng mới cho bạn.
Với thế mạnh là một phần mềm quản lý tập trung, Callio mang tới giải pháp chăm sóc khách hàng toàn diện với những tính năng đáp ứng thực tế bài toán của doanh nghiệp. Cụ thể: