giai-quyet-kip-thoi-cac-nhu-cau-cua-khach-hang-la-mot-khia-canh-trong-chat-luong-cham-soc-khach-hang

Telesale là gì? Vai trò của telesales trong hoạt động kinh doanh

By Admin - 29/09/2022

Nhắc tới công việc telesales, không ít người gắn ngay cho nghề này “cái mác” gọi điện chào mời khách hàng. Thực tế, công việc của một telesales đích thực không chỉ dừng lại ở việc gọi điện suốt ngày. Bài viết dưới đây của Callio sẽ cung cấp thông tin đầy đủ trả lời cho câu hỏi việc làm telesale là gì và tại sao doanh nghiệp của bạn cần có nhân viên telesale nhé..

Telesale là gì?

Hiện nay telesale là cụm từ rất quen thuộc trong đời sống hiện đại. Nhưng vẫn có người chưa biết telesale là gì, telesale là nghề gì, định hướng phát triển về nghề telesale như thế nào,.. 

Trước tiên: telesale còn gọi là telesales là một danh từ ghép từ tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sales” là nhân viên kinh doanh hoặc là bán hàng. Hiểu một cách đơn giản nhất, telesales là hoạt động quảng cáo sản phẩm và bán hàng thông qua điện thoại. Nhân viên telesales là người sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoạt động bán hàng qua điện thoại doanh nghiệp, trong đó bao gồm các hoạt động như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp cố gắng tư vấn, thuyết phục khách hàng chốt đơn và chăm sóc sau bán.

Hiện nay, bạn không cần phải quá quan trọng việc telesale là ngành gì. Vì nghề telesales có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến kinh doanh tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ… Vì thế, cơ hội tìm việc làm telesales rất rộng mở đối với các ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về ngành nghề này, biết được chính xác nhân viên telesale làm gì, cần kỹ năng, kinh nghiệm gì để phát triển công việc. Cùng tìm hiểu điều này ở phần 2 nhé.

>> Tham khảo thêm: Tổng đài call center – bí kíp ngàn đơn của các telesale chuyên nghiệp

Telesale là gì?
Telesale là gì?

Những công việc của một Telesales là gì?

Nhân viên telesales sẽ làm các công việc như sau:

– Nghiên cứu tìm hiểu và nắm rõ về các tính năng cũng như thông tin hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

– Thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ công ty đang cung cấp, tìm hiểu nhu cầu của khách hiện tại, tiến hành tư vấn và thuyết phục khách hàng, chốt đơn hàng. Đồng thời, thu thập thông tin khách hàng cập nhật vào cơ sở dữ liệu giúp cho việc quan tâm chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn.

– Quản lý thông tin các khách hàng. Hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng sẽ tự động lưu trữ thông tin cơ bản cùng lịch sử giao dịch của khách hàng sau mỗi giao dịch kết thúc.

– Săn sàng tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng để tư vấn và giải đáp thắt mắc về các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.

– Tùy vào mô hình quản lý kinh doanh từng công ty mà nhân viên telesales sẽ đảm nhiệm thêm các công việc khác giúp cho việc tăng doanh thu cho công ty .

– Thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mình. Đồng thời liên tục cải thiện kỹ năng của mình, đảm bảo chỉ tiêu doanh số cam kết.

Vai trò của Telesale là gì trong đời sống kinh tế - xã hội
Vai trò của Telesale là gì trong đời sống kinh tế – xã hội

Vai trò của telesale đối với các doanh nghiệp

Với môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay doanh nghiệp dường như không thể bỏ qua bất cứ lợi ích nào từ Telesales có thể đem lại. Dưới đây là vai trò của telesales là gì trong hoạt động kinh doanh mỗi một doanh nghiệp:

  • Quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Trên thị trường kinh doanh hiện nay có rất nhiều thương hiệu, sản phẩm dịch vụ trên thị trường do vậy khách hàng sẽ rất khó mà biết đến sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Vì vậy vai trò telesales phải mang sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đi tiếp thị quảng bá giới thiệu đến tệp khách hàng tiềm năng của mình và giúp khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ cũng như có nhu cầu mua và sử dụng.

Một doanh nghiệp có bộ phận Telesales chuyên nghiệp thì khả năng doanh nghiệp đó sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến, từ đó dẫn tới tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển trong thị trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

  • Kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng

Telesales một loại hình bán hàng đặc biệt tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng và để kích thích nhu cầu nhân viên telesales sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ cũng như những ưu đãi đặc biệt chỉ dành riêng cho từng đối tượng khách hàng (đảm bảo tỷ lệ chốt đơn cao)

Phương pháp bán hàng qua điện thoại Telesales rất hiệu quả để tiếp cận khách hàng không có thời gian và không có điều kiện để đến trực tiếp cửa hàng.

Việc làm telesale là gì?
Việc làm telesale là gì?
  • Hỗ trợ/ giải đáp thắc mắc khi khách hàng cần hỗ trợ

Ngoài việc đi tiếp thị quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng thì nhân viên telesales còn hỗ trợ giải đáp những thắc mắc, những lỗi mà khách hàng sử dụng sản phẩm gặp phải.

  • Quản lý và cập nhật hồ sơ khách hàng để hỗ trợ và giới thiệu sản phẩm mới

Telesales sẽ  quản lý hồ sơ của khách hàng và tổng hợp những thông tin cần thiết về hồ sơ khách hàng, chi tiết và toàn diện. Ngoài ra, cũng có các thông tin khác về người dùng mà nhân viên telesales thu thập được trong lúc trò chuyện qua điện thoại.

Xây dựng tệp khách hàng thân thiết tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực phục vụ khách hàng tốt hơn, cũng như làm tư liệu để chiều chỉnh chiến lược kinh doanh.

  • Nắm bắt nhu cầu của khách hàng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp

Trong quá trình tư vấn giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng. Telesales nhanh nhạy tìm hiểu và giải quyết xem những điều gì làm khách hàng chưa thoải mái, chưa hài lòng hoặc khó chịu rồi sau đó sẽ nắm bắt và tổng hợp những nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm/dịch của doanh nghiệp.

Từ đây Telesales cùng bộ phận Marketing được ra chiến lược kinh doanh mới phù hợp để tăng doanh thu.

Những yếu tố cần có để trở thành một telesale là gì?

Ngoài ra, khi nói đến telesale là gì, người ta còn có thể hiểu rằng telesale vừa là người bán hàng từ xa, vừa đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp trực tiếp kết nối tới từng khách hàng. Do đó, việc quản lý và đào tạo kỹ năng telesale là vô cùng quan trọng.

1.Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin tốt

Để có thể giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhân viên cần kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin sản phẩm mà mình công cấp một cách đầy đủ và chính xác. Đưa ra những thông tin tư vấn chính xác và hữu ích cho khách hàng tìm năng.

2. Nói năng lưu loát, giao tiếp tốt

Đây là kỹ năng telesale quan trọng nhất và cũng bắt buộc phải có để giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Ngoài ra, một nhân viên telesales giỏi sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng hơn là chỉ tập trung vào doanh số và việc chốt sales.

3. Nắm vững các kỹ năng sau

– Kịch bản đặt hẹn

– Kịch bản để nhận diện khách hàng tiềm năng

– Kịch bản CHỐT SALES

– Các kịch bản liên quan đến giao tiếp với khách hàng qua điện thoại khác. …

Để có được những kỹ năng này bạn cần trải qua quá trình luyện tập và phấn đấu lâu dài mới thành thạo được.

Hy vọng sau bài viết này doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể và nắm bắt được vai trò quan trọng của Telesales trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Đăng ký trải nghiệm ngay!