Kịch bản telesale giúp bạn chinh phục khách hàng

Kịch bản telesale giúp bạn chinh phục khách hàng

By Admin - 07/04/2021

Telesale hay còn gọi là bán hàng qua điện thoại là phương thức đang được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng để tiếp cận khách hàng và giới thiệu, chào bán sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cuộc gọi để tiếp cận khách hàng, nhân viên telesales phải xây dựng một kịch bản telesale bán hàng hiệu quả để có thể gây ấn tượng về sản phẩm cũng như gợi nên nhu cầu của khách hàng.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một kịch bản telesale bán hàng hiệu quả giúp bạn chốt đơn dễ dàng và tăng doanh số bán hàng của mình.

 

1 . Gây ấn tượng từ những giây phút đầu tiên

 

Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi bắt đầu bất kì một cuộc hội thoại nào. Công cụ mạnh nhất của một Telesale đó chính là giọng nói. Giọng nói của một telesale mang đủ sự tin tưởng, nhiệt tình và ẩn chứa sự thông minh trong câu nói luôn khiến cho khách hàng phải khựng lại trong giây lát. Và ngay trong 5 giây đầu tiên, bạn đã có thể gây ấn tượng và níu kéo khách hàng của mình

 

2 . Tương tác cùng với khách hàng

 

Chỉ dừng lại ở 5 giây đầu thì chưa đủ, bởi khách hàng của bạn đang giao tiếp và nghe máy của một người lạ mặt, điều này dễ khiến cho khách hàng muốn cúp máy ngay lập tức. Nhưng không khó để có thể giữ chân khách hàng nếu như trong tay bạn đã có đủ mọi thông tin của họ.

Bạn có thể tận dụng việc bạn tìm thấy thông tin khách hàng tại 1 sự kiện hay chương trình nào, và có thể đã gặp gỡ ở đây. Ví dụ như “ Chào chị A, em là B. Hôm nọ em và chị đã gặp nhau trong một buổi tư vấn C không biết chị còn nhớ em không ạ?”

 

3 . Kích thích sự tò mò từ khách hàng

 

Sau khi đã đã giữ được khách hàng ở lại thì bạn phải biết cách tạo ấn tượng bằng nội dung mà bạn muốn đề cập cho khách hàng. Bạn phải thật linh hoạt để diễn đạt nội dung một cách khéo léo, rành mạch nhưng không được dài dòng gây nhàm chán. Bởi lẽ việc bán hàng qua điện thoại chỉ cho phép bạn thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn, đôi khi chỉ kéo dài 2 đến 3 phút. Vì vậy nội dung mà bạn cần đưa ra cho khách hàng phải thật ấn tượng và khách hàng có thể bị ấn tượng bởi điều đó.

Hãy nối tiếp lời chào bằng câu “Hôm nay em gọi cho chị là muốn chia sẻ với chị muốn số thông tin bổ ích, chị cho em xin 60 giây thời gian của chị để mình có thể trao đổi nhé”

Trong trường hợp khách im lặng thì bạn cần phải tranh thủ đề cập đến vấn đề mà khách hàng đang quan tâm cũng như sử dụng câu từ đánh vào tâm lý ví dụ như giảm giá, chương trình ưu đãi, miễn phí… Hãy đảm bảo rằng câu từ bạn nói ra phải dưới 150 từ và sau khi kết thúc nội dung hãy sử dụng quy tắc 3 giây để cho khách hàng suy nghĩ cũng như đánh giá về sự quan tâm của khách hàng.

 

4 . Tìm hiểu khách hàng qua lời nói

 

Tiếp đến, nếu như bạn cảm thấy khách hàng đang quan tâm về vấn đề này thì bạn cần tiếp tục sử dụng những câu hỏi Yes / No, những câu hỏi mang chiều hướng tích cực để khảo sát xem đây có phải vấn đề khách hàng đang quan tâm hay không. Hơn thế nữa nếu khách hàng của bạn còn đang phân vân trong việc phải chi trả chi phí cho sản phẩm hãy đặt ra câu hỏi về con số họ có thể chi trả nếu có nhu cầu là bao nhiêu. Đồng thời hãy đặt ra một số các option phù hợp để khách hàng có thể thuận tiện trong việc lựa chọn.

 

5 . Đề ra giải pháp cho khách hàng và khéo léo gặp mặt trực tiếp

 

Cho đến gần những giây cuối cùng, 1 số giải pháp mà bạn đưa ra cần phải ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được nội dung mà khách hàng đang quan tâm. Vấn đề ở đây đó là bạn phải biết khách hàng cần gì, muốn gì mà đưa cho họ những giải pháp cụ thể.

Tiếp đó, bạn cần phải chủ động bày tỏ rằng những thông tin này khó có thể nói hết thông qua điện thoại và tiến hành đề xuất một buổi gặp mặt để trao đổi với khách hàng. Đến phần này hãy dừng lại và để khách hàng được trải lòng và nói lên quyết định của mình.

Nếu như trong trường hợp khách hàng của bạn từ chối cuộc gặp mặt. Đừng bỏ cuộc. Hãy thử hẹn khách hàng sang một buổi khác hoặc đề xuất việc mang tài liệu đến văn phòng, nhà của họ để thuận tiện cho việc tham khảo. Ngoài ra bạn cũng có thể đề xuất cho khách hàng việc gửi Email để khách hàng có thể nhìn được chi tiết những vấn đề về sản phẩm mà bạn cung cấp.

 

6 . Kết thúc cuộc gọi

 

Cuối cùng, đừng quên cảm ơn họ vì đã dành thời gian lắng nghe bạn dù họ có đồng ý với cuộc hẹn hay không. Nếu họ đồng ý chấp nhận cuộc gặp mặt, bạn đừng quên xác nhận lại thời gian cũng như địa điểm gặp mặt thêm một lần nữa và chúc họ một ngày làm việc vui vẻ nhé!

Đăng ký trải nghiệm ngay!