Phần mềm quản lý khách hàng là gì? Nên chọn công cụ nào cho doanh nghiệp của mình? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên và gợi ý top 5 phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả được các nhà kinh doanh tin dùng nhất hiện nay.
Phần mềm quản lý khách hàng mang tới nhiều lợi ích thiết thực dành cho doanh nghiệp, như quản lý đầy đủ thông tin khách hàng, quản lý nguồn tiền với từng khách hàng (doanh thu, công nợ), nhận diện khách hàng tiềm năng và tối ưu hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, phần mềm quản lý khách hàng cũng cung cấp những công cụ tự động hoá theo kịch bản, giúp tối ưu hiệu suất bán hàng, là bí kíp tăng hàng nghìn đơn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả.
Top 5 phần mềm quản lý khách hàng được nhiều người tin dùng hiện nay
Quản lý thông tin khách hàng chi tiết: Lưu trữ toàn bộ thông tin và lịch sử tương tác khách hàng giúp doanh nghiệp thực sự “hiểu” khách hàng của mình là ai và có những thông điệp truyền thông phù hợp nhất tới từng nhóm khách cụ thể. Hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng Callio giúp doanh nghiệp xây dựng từ chân dung khách hàng toàn diện giúp quá trình chăm sóc khách được đồng nhất và xuyên suốt.
Lọc và phân nhóm khách hàng: Callio với khả năng tự động định danh và phân loại khách theo mức độ tiềm năng giúp cho doanh nghiệp của bạn chủ động tiếp cận tới từng nhóm khách hàng tiềm năng nhất, tối ưu hiệu suất và tăng khả năng lên đơn trong từng thông điệp gửi ra ngoài.
Hệ thống tổng đài thông minh: Callio với thế mạnh tổng đài thông minh, kết hợp cùng phần mềm quản lý khách hàng sẽ giúp hoàn thiện luồng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn có thể xác định nhóm khách hàng có tiềm năng lớn nhất để lên kịch bản gọi điện tự động với tỉ lệ ra đơn cao nhất, đồng thời lựa chọn hình thức gửi email marketing, tin nhắn ZaloOA cho những nhóm khách ít quan tâm hơn. Như vậy, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo trải nghiệm khách hàng được tốt nhất.
Quản lý khách hàng từ nhiều kênh bán hàng: Callio hỗ trợ tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau như ZaloOA, Facebook, WhatsApp,… giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp toàn diện với khách hàng của mình qua nhiều kênh khác nhau chỉ trên 1 phần mềm. Đồng thời, dữ liệu khách hàng cũng được liên kết và đảm bảo tính liên tục qua nhiều kênh khác nhau.
Báo cáo chiến dịch trực quan: tính năng báo cáo quan trọng sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh của mình, có thể có những quyết định phù hợp về định hướng doanh nghiệp, đồng thời cũng có thể đánh giá được hiệu suất của từng nhân viên của mình.
2. Close CRM
Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp đều có những nhu cầu khác nhau. Các công ty thương mại điện tử B2C, ví dụ, có lẽ sẽ muốn truy cập vào các tính năng CRM khác nhau so với các công ty phần mềm B2B. Close CRM là một lựa chọn đáng cân nhắc cho hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ưu điểm của Close CRM bao gồm:
Tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại bằng cách sử dụng các tính năng tự động hóa bán hàng, bao gồm cả khả năng làm việc với Workflow của Close.
Dễ dàng quản lý danh bạ và theo dõi các công việc quan trọng cho toàn đội.
Phân tích báo cáo tùy chỉnh và chi tiết về tiềm năng bán hàng của từng khác, phân tích các KPI cụ thể và hiệu suất của từng nhân viên.
Tuy nhiên, Close CRM chỉ cho phép trải nghiệm miễn phí 14 ngày và chủ tập trung vào bán hàng, khó bao quát các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.
3. HubSpot
Hubspot CRM là phần mềm quản lý khách hàng, nền tảng giúp các công ty có thể liên hệ, theo dõi mọi cuộc trò chuyện của họ với những mối liên hệ khách hàng. Một số lợi ích của HubSpot CRM mang lại cho khách hàng có thể kể đến như:
Người dùng không giới hạn: Toàn bộ nhóm của bạn đều có quyền truy cập vào CRM công ty một cách không giới hạn
Bạn có thể lưu trữ tới 1 triệu liên hệ miễn phí trên nền tảng này.
HubSpot sẽ lưu trữ tất cả các ghi chép và cuộc thoại của bạn với bất kỳ contact nào.
Tích hợp Gmail và Outlook – để những cuộc hội thoại của bạn với khách hàng tiềm năng/khách hàng được lưu trữ và ngày làm việc không bị gián đoạn.
Lên lịch email cho các bản tin Newsletter và chiến dịch Email marketing của bạn
Email nhóm: đảm bảo tất cả mọi người hoạt động và làm việc với cùng một mục tiêu
Trò chuyện trực tiếp trên trang web của bạn: để giúp bạn thu được thêm lead (khách hàng tiềm năng) ngay cả khi hết giờ làm việc
Các giao dịch, Nhiệm vụ, Ticket và Triển vọng – cho phép bạn theo dõi mọi khách hàng tiềm năng trong quy trình bán hàng và tạo ticket cho bất kỳ khách hàng nào có câu hỏi.
4. Salesforce
Salesforce là một trong những phần mềm CRM hàng đầu trên thị trường vì nó là sản phẩm xuất hiện đầu tiên và nó cung cấp đầy đủ các tính năng hữu ích để đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau.
Ưu điểm tính năng bán hàng của Salesforce:
Có bảng điều khiển để theo dõi hiệu suất của đội.
Tự động hóa và đơn giản hóa quy trình bán hàng và tăng năng suất.
Dự báo bán hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ ra quyết định tốt hơn.
Hỗ trợ tích hợp Salesforce với các công cụ quản lý khác hiện hành của doanh n
Nhưng đi kèm với những ưu thế siêu việt thì nhược điểm của Saleforces cũng là không phải lúc nào nó cũng dễ sử dụng. Doanh nghiệp sẽ cần phụ chi nhiều chi phí vận hành team quản lý chuyên biệt cũng như chi phí nâng cấp hay bổ sung tính năng.
5. AZ CRM
AZ CRM là phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng của công ty AZSoft được thiết kế riêng cho các nghiệp vụ quản lý khách hàng. Các tính năng chính của phần mềm quản lý khách hàng AZ CRM bao gồm:
Quản lý thông tin khách hàng
Phân chia cơ hội cho nhân viên kinh doanh
Quản lý hợp đồng khách hàng
Quản lý công nợ khách hàng
Gửi email tự động báo công nợ hoặc chúc mừng vào dịp sinh nhật khách hàng
Như vậy, đây là top 5 phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp nên tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Mỗi sản phẩm đều có những tính năng ưu việt và lợi thế nhất định, cả về giá thành và tính năng. Do đó, qua bài viết này, hi vọng bạn có thể có được lựa chọn phần mềm quản lý khách hàng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp muốn tồn tại thì điều quan trọng nhất là phải có khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh. Vì vậy mà vấn đề chăm sóc khách hàng, tạo ấn tượng tốt luôn là nhiệm vụ hàng đầu. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu các phần mềm CRM (quản lý quan […]
CRM hiện nay đang là một thuật ngữ phổ biến trong các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng Callio tìm hiểu về định nghĩa CRM là gì và mục tiêu của CRM. Định nghĩa CRM là gì? CRM là gì? CRM – Customer Relationship Management – viết tắt của cụm […]
Việc áp dụng giải pháp CRM trong doanh nghiệp sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả hơn trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Cũng giống như các nền tảng xã hội phổ biến như Facebook và Twitter, phần mềm CRM được xây […]
Predictive dialer được biết với các tên gọi như hệ thống quay số tự động hay quay số thông minh. Nhờ có predictive dialer mà đội ngũ bán hàng có thể đạt được nhiều doanh số hơn, tiếp cận đối tượng rộng hơn và đỡ phải lo lắng về việc lãng phí thời gian nghe […]
Ngày nay, nói về lợi ích của một hệ thống CRM đối với sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp thì gần như doanh nghiệp nào cũng biết và có nhu cầu triển khai CRM phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình . Tuy nhiên, làm sao để doanh nghiệp bắt […]
Bất kể doanh nghiệp ở quy mô nào thì Sales Pipeline – quản lý quy trình bán hàng luôn là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Quản lý quy trình bán hàng chặt chẽ giúp chủ doanh nghiệp dự đoán được dòng tiền trong tương lai và chuẩn bị tốt các chiến lược […]