Trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tự động hóa bán hàng trở thành chiến lược không thể thiếu để tối ưu hóa doanh thu. Nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất kinh doanh, giảm thiểu sai sót và tăng doanh số một cách nhanh chóng. Cùng Callio khám phá cách tự động hóa bán hàng có thể mang lại lợi ích và tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn trong năm 2024.
Tự động hóa bán hàng hay còn gọi là Sales Automation là quá trình sử dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình, công việc và nhiệm vụ trong lĩnh vực bán hàng. Từ việc thu thập dữ liệu khách hàng, quản lý quy trình bán hàng, đến chăm sóc và tương tác với khách hàng, tự động hóa giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, tăng hiệu suất và tối ưu hóa doanh thu.
Ngoài ra, tự động hóa bán hàng còn hỗ trợ việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của đội ngũ bán hàng thông qua các báo cáo và phân tích chi tiết, từ đó giúp quản lý điều chỉnh chiến lược và cải tiến quy trình để đạt được kết quả tốt nhất. Nhờ vào tự động hóa, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động mà không cần tăng cường nguồn nhân lực đáng kể, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định trong thời đại số hóa hiện nay.
Tự động hóa bán hàng trong doanh nghiệp là quá trình sử dụng công nghệ và phần mềm để tự động hóa các quy trình, công việc và nhiệm vụ trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục tiêu của tự động hóa bán hàng là tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu sai sót và tăng tính nhất quán trong các quy trình kinh doanh.
Tự động hóa có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực trong doanh nghiệp, bao gồm quản lý hệ thống, quản lý dữ liệu, quản lý tài nguyên con người, quản lý sản xuất, và quản lý dịch vụ khách hàng. Các công nghệ thông tin như phần mềm quản lý quy trình kinh doanh (BPM), robot tự động hóa quy trình (RPA), trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning), và Internet of Things (IoT) thường được sử dụng để hỗ trợ quá trình tự động hóa trong doanh nghiệp.
Tự động hóa là giảm thiểu sự can thiệp của con người, sử dụng máy móc để làm tự động các công việc lặp đi lặp lại và có lịch trình sẵn, từ đó sẽ mang lại cả những lợi ích trực tiếp và lâu dài cho doanh nghiệp:
Lợi ích trực tiếp:
Lợi ích lâu dài:
Dữ liệu khách hàng chính là tài sản quý giá bậc nhất của doanh nghiệp, bởi đây chính là “mỏ vàng” để doanh nghiệp có thể thực sự hiểu và khai thác tiềm năng bán với từng khách hàng cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai các giải pháp bán hàng đa kênh và liên kênh, thì nhu cầu thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng ngày càng cao.
Để có thể thu thập dữ liệu khách hàng nhanh chóng, giảm thiểu sai sót của quá trình lưu trữ thủ công thì nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phần mềm quản lý thông tin khách hàng CRM để tự động hóa bán hàng công đoạn này.
Theo đó, với sự giúp sức của công nghệ, doanh nghiệp có thể ngay lập tức định danh, nhận dạng khách hàng và tạo ra các hồ sơ thông tin chi tiết về khách từ thông tin cá nhân, lịch sử giao tiếp, thậm chí đến sở thích của khách hàng.
Ví dụ, một khách hàng A vừa gọi điện thoại tới tổng đài, sau đó lại chat qua Messenger, hay lại đặt hàng qua website. Chúng ta không thể lưu trữ dữ liệu thành 3 khách hàng được. Thay vào đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp thông tin để biết được rằng khách hàng này hay có thói quen chat qua Messenger, hoặc gọi điện trực tiếp, nhưng lại thường tự mình mua hàng qua website để chủ động, thay vì nhờ nhân viên đặt đơn. Đó chính là sự “hiểu” khách hàng của mình
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều CRM giúp doanh nghiệp lưu trữ thông tin khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là thay vì chỉ dùng phần mềm CRM thuần túy, các nhà phát triển công nghệ đã tạo ra những phần mềm quản lý kinh doanh tích hợp CRM giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều tác vụ bán hàng từ tiếp cận, giao tiếp với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau, quản lý thông tin khách hàng đến các hệ thống báo thông minh như Phần mềm quản lý kinh doanh tập trung Callio.
Như vậy, chỉ cần một phần mềm duy nhất, doanh nghiệp đã có thể giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình một cách dễ dàng.
Tích hợp chặt chẽ giữa các ứng dụng bán hàng và CRM (Quản lý mối quan hệ khách hàng) giúp đồng bộ thông tin về người ghé thăm website và quản lý bán hàng. Điều này giúp tạo nên quy trình bán hàng liền mạch và hiệu quả, tránh việc di chuyển thủ công qua nhiều ứng dụng khác nhau.
Với mỗi data, CRM cần tự động phân loại được khách hàng và chia nhóm tiềm năng cụ thể. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ ưu tiên để thuyết phục từng nhóm khách hàng, hoặc theo từng sở thích, thói quen, hành vi cụ thể.
Tiếp theo, không chỉ vậy, CRM kết hợp tự động còn giúp thiết lập một quy trình linh hoạt với từng nhóm khách cụ thể. Ví dụ, với khách hàng mua sắm qua website nhiều nhất, sẽ được phân loại tự động và phân công cho nhóm website chăm sóc, lên đơn ngay. Với nhóm khách hàng thường xuyên hỏi thêm thông tin, cần đẩy qua các tư vấn viên am hiểu về sản phẩm, chủ động chăm sóc, sau đó đẩy qua bộ phận lên đơn hàng với các thông tin có sẵn để thêm đơn mới.
Việc tự động hóa bán hàng sẽ giúp quá trình phối hợp này trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, khi không cần phải copy lại thông tin khách hàng, hay chọn người chăm sóc thủ công…
Xu hướng tự động hóa các kịch bản chăm sóc và tăng cường trải nghiệm khách hàng là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh hiện đại. Các doanh nghiệp đang dần chuyển từ các phương pháp truyền thống của việc chăm sóc khách hàng sang việc sử dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn và hiệu quả hơn. Có thể kể đến một số xu hướng quan trọng trong lĩnh vực này như:
Ví dụ, trên Callio, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập ra nhiều kịch bản với nhiều template email khác nhau, mỗi template là một thông điệp riêng, hoặc là một bài kiểm tra với một cách truyền thông mới, dựa vào các chỉ số đo lường về hiệu quả của nhóm email đó. Tất nhiên, mọi email được gửi tự động, được hẹn giờ và tự động đo lường theo từng nhóm khách hàng, theo thời điểm và chiến dịch cụ thể.
Đó chính là hiệu quả của tự động hóa, mà nếu không có nó, con người sẽ phải rất mất công để triển khai toàn bộ. Những chiến dịch chạy lúc nửa đêm, lúc ấy chúng ta sẽ thấy rõ những hiệu quả tích cực và tiết kiệm sức người. Tự động hoá bán hàng thông minh có thể tăng trải nghiệm của khách hàng lên đến 66%. Đó chính là xu hướng của tự động hóa.
Ngoài ra, việc tối ưu và thiết lập các kịch bản tự động như vậy, kết hợp cùng việc cá nhân hóa nội dung thông điệp sẽ giúp trải nghiệm khách hàng tăng lên rất nhiều. Chẳng hạn, một email marketing nhưng chỉ rõ thông điệp gợi ý tôi mua quà cho dịp lễ, lại biết rõ tên và sở thích mua đồ công nghệ của tôi, ắt ẳn sẽ cho tỉ lệ chuyển đổi cao hơn rất nhiều so với những email chung chung, gửi tới cả ngàn người với nội dung y hệt nhau.
Tự động hóa bán hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và tăng trưởng doanh thu trong năm 2024. Bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại và các giải pháp tự động hóa, doanh nghiệp có thể giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hãy bắt đầu hành trình tự động hóa bán hàng ngay hôm nay để bứt phá và đạt được thành công bền vững.