pano

Kịch bản Telesale Spa chuyên nghiệp tăng tỷ lệ thành công

Nguyễn Thanh
Cập nhật lần cuối: 29/07/2024

Ngành thẩm mỹ Spa cần có một đội ngũ Telesale dày dặn kinh nghiệm, khéo léo mới có thể đảm bảo được việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó, để truyền đạt được các thông tin dịch vụ một cách chính xác nhất thì còn cần một kịch bản Telesale Spa chuyên nghiệp. Hãy cùng Callio tìm hiểu các mẫu kịch bản theo tệp khách hàng để tăng tỷ lệ thành công ngay sau đây nhé!

Các nhóm đối tượng cần biết trước khi chọn kịch bản Telesale Spa

Khi lựa chọn kịch bản telesale thẩm mỹ viện chúng ta phải dựa vào thực tế để có được nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng, mang lại kết quả tốt nhất cho mỗi cuộc gọi. Thông thường trong ngành dịch vụ làm đẹp, Spa các nhóm khách hàng đối tượng sẽ gồm có:

Nhóm khách hàng mới, chưa biết đến Spa

Đây là nhóm khách hàng mà bạn chưa từng Telesale qua, khách có thể cũng chưa biết đến thương hiệu của bạn. Vì thế, các cuộc Telesale gọi với mục đích để giới thiệu thương hiệu, các gói dịch vụ và tạo niềm tin cho với khách hàng. Là nguồn dữ liệu để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Đây cũng là những cuộc gọi dễ bị từ chối nhất, vì thường khách sẽ cảm thấy phiền. Do đó, cần xây dựng và lựa chọn kịch bản thật khéo léo, bao gồm việc giới thiệu: tên Spa, địa chỉ, máy móc trang thiết bị phục vụ, sự chuyên nghiệp của đội ngũ,… để cung cấp thông tin cho khách hàng tham khảo.

Các nhóm đối tượng khách hàng khi chọn kịch bản Telesale Spa
Các nhóm đối tượng khách hàng khi chọn kịch bản Telesale Spa

Nhóm khách hàng tiềm năng

Đối với nhóm khách hàng tiềm năng, nhân viên Telesale sẽ cần khai thác nhu cầu làm đẹp của họ, từ đó tư vấn đưa ra các gói dịch vụ phù hợp. Trong kịch bản sẽ cần tập trung đưa ra các câu hỏi để khơi gợi nhu cầu, thu thập được các nhiều thông tin sẽ giúp tỷ lệ chốt đơn càng cao. Hãy đánh mạnh vào tâm lý muốn làm đẹp của khách hàng khi xây dựng hoặc lựa chọn kịch bản Telesale.

Xem thêm: 8 kỹ năng Telesales tăng tỷ lệ chốt đơn với khách hàng mới

Nhóm khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ Spa

Khi chọn kịch bản Telesale cho đối tượng khách hàng đã sử dụng qua sản phẩm, bạn cần tập trung giới thiệu những gói sản phẩm mới. Đưa ra các ưu đãi chỉ dành cho khách hàng cũ, đã từng sử dụng dịch vụ tại Spa. Đồng thời, nêu rõ những điểm cải tiến của dịch vụ mới.

Telesale cho nhóm khách hàng này với mục đích để giữ chân và tạo ấn tượng với khách hàng. Thông thường nhóm khách hàng này sẽ được chia nhỏ thành 2 đối tượng: khách hàng thường và khách hàng VIP, đối với khách hàng VIP hãy đưa ra những chương trình khuyến mãi độc quyền để kích thích khách hàng.

Xem thêm: 4 chiến lược giữ chân khách hàng và chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả

Mẫu kịch bản Telesale Spa hiệu quả

Như đã chia sẻ, kịch bản Telesale Spa của mỗi nhóm khách hàng nhau sẽ có những điểm khác nhau, dưới đây là một số kịch bản bản mẫu được tổng hợp bởi Callio, cùng tham khảo nhé!

Mẫu kịch bản Telesale dành cho khách hàng mới

Mẫu kịch bản Telesale dành cho khách hàng mới
Mẫu kịch bản Telesale dành cho khách hàng mới

Nhân viên Telesale: Em chào chị, cho em hỏi chị … (tên khách hàng) đang nghe máy đúng không ạ?

Khách hàng: ai đây nhỉ?

Nhân viên Telesale: Dạ em tên là …. gọi cho chị từ …. (tên Spa), bên em đang có gói dịch vụ làm đẹp và chăm sóc da miễn phí/giảm giá sâu chiết khấu lên đến ….%, chị cho em xin ít phút để chia sẻ kỹ hơn về dịch vụ này được không ạ?

Lúc này khách hàng có thể chấp nhận nghe tiếp hoặc sẽ từ chối, mỗi tình huống xử lý như sau:

Khách hàng đồng ý: 

Nhân viên Telesale: Cảm ơn chị vì đã quan tâm đến gói dịch vụ này bên em, hiện gói dịch vụ này gồm có …. (thông tin về gói dịch vụ + những tác dụng mang lại cho da). Bên cạnh đó bên em đang có chương trình tặng … buổi trải nghiệm miễn phí, chị có muốn đăng ký tham gia luôn không ạ?

Khách hàng từ chối cuộc gọi (không quan tâm, không có thời gian)

Nhân viên Telesale: Dạ, em biết chị vẫn còn nhiều việc phải làm, em chỉ xin phép đúng 1 phút để chia sẻ về chương trình này, không làm mất nhiều thời gian của chị đâu ạ. Hơn thế nữa, đây là gói dịch vụ làm đẹp hiệu quả với nhiều trải nghiệm miễn phí, chị cũng có thể tham khảo để cải thiện làn da của mình ạ.

Nếu khách hàng đồng ý trải nghiệm gói dịch vụ, bạn cần xin thông tin của khách hàng để đặt lịch hẹn gặp trực tiếp tại Spa. Nếu khách hàng từ chối, hãy luôn giữ thái độ lịch sự và cảm ơn khách hàng trước khi tắt máy.

Kịch bản Telesale Spa dành cho khách hàng tiềm năng

Kịch bản Telesale Spa dành cho khách hàng tiềm năng
Kịch bản Telesale Spa dành cho khách hàng tiềm năng

Đối với khách hàng tiềm năng, bạn có thể dùng mẫu sau:

Nhân viên Telesale: Em chào chị … (tên khách hàng), em gọi cho chị từ … (tên Spa), em thấy chị đang quan tâm đến gói dịch vụ chăm sóc da … (tên dịch vụ) giờ chị có tiện nghe máy không ạ?

Khách hàng: Nghe được em, em tư vấn cho chị rõ hơn về dịch vụ, gói dịch gồm những gì, liệu trình và giá cả sao nhé!

Nhân viên Telesale lúc này sẽ đưa ra những thông tin trong gói dịch vụ. Đồng thời nêu lên ưu điểm của công nghệ chăm sóc da, cam kết bảo hành sau liệu trình. Báo giá cho khách cùng những ưu đãi hấp dẫn. Sau đó nói “chị có muốn đăng ký trải nghiệm gói dịch vụ luôn để cải thiện sớm tình trạng da của mình không ạ?”.

Khách hàng đồng ý thì xin những thông tin cần thiết và đặt lịch với khách (hẹn lịch gần).

Nếu khách từ chối, hãy hỏi xem khách còn vấn đề gì băn khoăn và giải đáp cho họ.

Kịch bản Telesale Spa là công cụ quan trọng giúp tăng tỷ lệ chốt sale thành công, tùy vào từng tệp khách hàng hãy lựa chọn cho mình một kịch bản phù hợp. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên Callio sẽ giúp bạn thành công trong mọi cuộc gọi Telesale.

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu