pano

10 cách quản lý nhân sự tăng năng suất làm việc hiệu quả 

Phạm Thùy Dung
Cập nhật lần cuối: 16/07/2024

Để quản lý nhân sự hiệu quả, lãnh đạo hay nhà quản lý cần có những phương pháp và cách thức phù hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách quản lý thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp cũng là cả một quá trình. Và bài viết hôm nay Callio sẽ bật mí đến bạn 10 cách quản lý nhân sự giúp tăng năng suất làm việc hiệu quả. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

10 cách quản lý nhân sự hiệu quả 

Để có thể tận dụng nguồn nhân lực một cách tốt nhất, người quản lý cần có một cái đầu lạnh và quả một quả tim nóng. Callio chia sẻ đến bạn 10 bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả được tổng hợp từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. 

Chọn phong cách quản lý nhân sự hợp lý nhất

Trước hết để quản lý nhân sự hiệu quả nhà quản trị cần lựa chọn phong cách quản lý phù hợp. Bởi trong mỗi môi trường doanh nghiệp khác nhau, mỗi nhà quản lý lại tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách. Nên cách bạn quản lý nhân viên cũng phần nào tác động tới cách nhân viên làm việc và cảm nhận về công việc. 

Cách quản lý nhân sự hiệu quả
Cách quản lý nhân sự hiệu quả phụ thuộc vào mỗi môi trường doanh nghiệp

Theo một nghiên cứu, sếp hay người quản lý chính là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự gắn bó của đội ngũ nhân viên. Phong cách quản lý nhân sự cũng ảnh hưởng đến những yếu tố quan trọng khác như chất lượng công việc, sự gắn kết, chất lượng công việc hay hạnh phúc của nhân viên. 

Đó là lý do vì sao nhà quản lý cần chọn phong cách phù hợp. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng nhằm đào tạo và phát triển đội ngũ thành công. Càng va chạm nhiều, bạn sẽ càng có kinh nghiệm để lựa chọn được phong cách quản lý tối ưu cho chính mình.

Chịu trách nhiệm và đảm đương trọng trách  

Quản lý chính là người đầu tiên đứng ra chịu trách nhiệm cũng như nhận các sai lầm khi xảy ra vấn đề. Một phần trách nhiệm vẫn thuộc về bạn kể cả trong trường hợp là lỗi của nhân viên thuộc nhóm của bạn. Chính vì vậy, người quản lý nhân sự cần biết nhận lỗi và tìm cách giải quyết. Sau khi chịu trách nhiệm với cấp trên thì đưa ra cách giải quyết cũng như trách phạt với nhân sự cấp dưới của mình. 

Đừng chỉ vì sợ bị khiển trách hay mất uy tín với cấp trên mà đổ lỗi cho nhân viên của mình. Điều này chỉ chứng tỏ bạn thất bại trong việc quản lý nhân viên cũng làm mất uy tín và sự kính nể của nhân viên. 

Giao tiếp thông minh

Trong cách quản lý nhân sự, giao tiếp hay lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà quản lý phải phân biệt rõ ràng đâu là quát tháo ra lệnh và phải hiểu rằng việc to tiếng chỉ reo rắc nỗi sợ hãi, bất mãn trong nhân viên. 

Bạn hãy dành thời gian thấu hiểu thông qua giao tiếp thông minh với nhân viên. Nhà quản lý nhân sự cần nhất quán, trung thực và thẳng thắn trong lời nói cũng như hành động. Bạn cần nhớ mỗi lời nói và hành động của mình đều là căn cứ để nhân viên đánh giá và noi thoi. Hãy tập kiềm chế và thay đổi thói quen hay nổi nóng của mình.

Xử lý xung đột thông minh

Bên cạnh giải quyết vấn đề giữa các nhân sự và ban lãnh đạo, nhà quản lý nhân sự cũng cần xử lý xung đột nội bộ. Các tranh cãi trong nhóm hoặc giữa các phòng ban sẽ khiến tinh thần của nhân viên giảm sút và hiệu suất công việc của tổ chức cũng giảm theo. 

Xử lý xung đột thông minh - quản lý nhân sự hiệu quả
Xử lý xung đột thông minh chính là cách quản lý nhân sự hiệu quả

Để giải quyết tình trạng này người quản lý cần đặt ra các quy định cũng như giới hạn trong công việc nhằm duy trì môi trường làm việc công bằng và ôn hòa hơn. Trường hợp người quản lý không có đủ khả năng trực tiếp giải quyết vấn đề có thể tham gia các khóa học quản lý nhân sự nhằm xử lý triệt để vấn đề.  

Công tư phân minh, đề cao lợi ích tập thể

Là quản lý, tiếng nói của bạn đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều người. Vì vậy, trong quá trình quản lý nhân sự bạn cần điều chỉnh cảm xúccân nhắc trong các quyết định. Người quản lý giỏi luôn phải đặt suy nghĩ tập thể lên trên cá nhân, không được để quan điểm và cảm xúc chủ quan chi phối hành động.

Trong mọi vấn đề quản lý luôn là người đứng giữa, lắng nghe các ý kiến từ hai phía. Công tư phân minh để xử lý công việc và giải quyết mâu thuẫn bằng lý trí. Trên thực tế có rất nhiều nhà quản lý nhân sự thường đưa ra các mệnh lệnh độc đoán, áp đặt cấp dưới làm theo. Thực trạng này không chỉ khiến nhân viên có cảm giác bị xem thường, bất mãn mà còn khiến nội bộ lục đục, mất đoàn kết. 

Đề cao sức mạnh đoàn kết – Cách quản lý nhân sự hiệu quả

Nghệ thuật dùng người chính là biến nhân viên trở thành anh em kề vai sát cánh để đặt được những mục tiêu trong công việc. Để doanh nghiệp có thể lớn mạnh và vững bền, không thể thiếu sức mạnh của sự đoàn kếttinh thần tập thể. Là một người quản lý bạn cần tạo ra “lửa” đoàn kết các cá thể đơn lẻ thành một tập thể lớn, gắn kết với nhau. Điều này không chỉ tạo môi trường làm việc thoải mái mà còn tăng năng suất và hiệu quả công việc khi tất cả đều hướng đến mục tiêu chung. 

Nắm rõ năng lực nhân viên, thưởng phạt phân minh

Trong một tổ chức, người quản lý phải có khả năng bao quát cũng như nắm rõ mọi vấn đề. Nắm rõ điểm mạnhđiểm yếu của từng nhân viên chính là cách để cấp trên quản lý và điều hành nhân sự của mình. Với cương vị là nhà quản lý, bạn không chỉ là người đưa ra yêu cầu mà còn cần sát sao, nắm bắt những ưu nhược điểm của cấp dưới. 

Từ đó điều chỉnh phù hợp để phát huy những thế mạnh và cải thiện những điểm yếu kém. Chỉ có như vậy bạn mới trở thành người lãnh đạo thành công. Nhà quản lý cần lên kế hoạch giao việc, nâng cao năng lực cho từng người trong quá trình làm việc.

Người quản lý cần biết cân nhắc và cẩn trọng hơn khi sắp xếp đội ngũ nhân viên của mình vào từng vị trí nhất định. Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu xem họ đã thực sự học được những gì, quá trình tích lũy kinh nghiệm của họ ra sao và sở trường như thế nào. Chỉ khi có sự nhận thức đúng đắn về năng lực nhân viên và sự sắp xếp tổ chức tối ưu thì chất lượng công việc mới được nâng cao.

Quá trình đánh giá cũng có thể coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên. Để từ đây nhà quản lý xem xét về mức độ hoàn thành công việc, khả năng phù hợp với công việc của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Và đưa ra các chế độ khen thưởng sao cho hợp lý nhất. 

Nắm rõ năng lực nhân viên, thưởng phạt phân minh
Người quản lý cần nắm rõ năng lực nhân viên, thưởng phạt phân minh

Người lãnh đạo luôn phải đặt mình trong tâm thế người đứng giữa, luôn công bằng và phân minh trong mọi vấn đề. Dù là nhân viên ưu tú nhưng không may mắc lỗi, người quản lý vẫn phải răn đe, phê bình hoặc xử phạt nếu cần. Ngược lại, đối với nhân viên đã từng mắc lỗi, nhưng lại lập công, cấp trên cần khen ngợi, biểu dương hoặc có phần thưởng khích lệ phù hợp. Khi xử phạt người quản lý cần nêu rõ lý do, nguyên nhân có như vậy cấp dưới mới tâm phục, khẩu phục. 

Định hướng công việc và phát triển cho nhân viên

Trên thực tế cách quản lý nhân sự đóng vai trò to lớn đến thành công và sự phát triển của nhân viên trong tương lai. Một lãnh đạo giỏi có thể nhìn ra được năng lực tiềm ẩn và những điểm mạnh của cấp dưới, từ đó giao cho họ những công việc và nhiệm vụ phù hợp. 

Ngoài ra nhà quản lý cũng cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích của nhân viên nhằm sắp xếp công việc theo đúng đam mê của họ. Người lãnh đạo tốt không chỉ được nhân viên nể phục mà còn là người dìu dắt và góp phần vào quá trình thăng tiến, phát triển của cấp dưới. 

Để một đội ngũ nhân sự phát triển bền vững, trước hết nhà quản lý phải quản trị con người đúng cách, tìm đúng người, đúng vai trò để tối ưu hóa nguồn nhân lực. Đối với nhân viên, bên cạnh lương thưởng hay các chế độ đi kèm thì việc được định hướng rõ ràng về công việc, con đường sự nghiệp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Phát triển và định hướng nhân viên có ý nghĩa như là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ. Điều đó cho nhân viên thấy được họ đã tiến bộ ra sao, họ cần phấn đấu nỗ lực như thế nào để đạt được những cột mốc trên con đường sự nghiệp. Họ sẽ làm việc có mục đích, có định hướng và từ đó chất lượng công việc cũng được cải thiện đáng kể.

Khi nhà quản lý định hướng cho nhân viên tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của nhân viên đối với môi trường làm việc. Đồng thời tạo nên thái độ làm việc tích cực, văn minh hơn thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ. Vì vậy, muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn đừng bỏ quên cách quản lý này nhé.

Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên 

Người lãnh đạo cần giữ thể diện cho nhân viên của mình, tôn trọng những suy nghĩ và quyết định của cấp dưới. Không nên trách mắng nhân viên trước mặt bên thứ ba hoặc chỗ tập thể. Tôn trọng nhân viên chính là cách nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý với nhân viên của mình. Đây cũng là cách đơn giản nhất để xây dựng mối quan hệ gần gũi và gắn kết giữa cấp trong tổ chức.

Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên 
Biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên

Thay vì luôn chủ động yêu cầu và nhân viên sẽ nghe theo, nhà quản lý nên học cách lắng nghe nhân viên của mình. Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên là một cách hữu hiệu để bạn có sự phân chia công việc phù hợp. Bạn sẽ nhận thấy rất rõ những thay đổi tích cực của nhân viên.

Bên cạnh đó, điều này còn giúp tổ chức cải thiện hiệu suất làm việc, hạn chế những xung đột nội bộ. Khi bạn thực sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên mình, dù là nhỏ nhất, bạn sẽ nhìn thấy sự gắn kết chặt chẽ với nhân viên, sự hài lòng của nhân viên và từ đó chất lượng công việc cũng được nâng cao.

Trong các cuộc họp, thảo luận hay cả liên hoan, teambuilding, bạn cũng hoàn toàn có thể lắng nghe quan điểm của các nhân viên, để từ đó với tư cách là nhà quản lý, bạn sẽ có những cải thiện cho công việc trở nên tốt hơn.

Thực hiện việc luân chuyển những nhân viên giỏi

Thông thường, những nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ chân những người nhân viên tài giỏi của mình không luân chuyển sang bộ phận khác. Nhưng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã có chính sách luân phiên huấn luyện nhân lực, để nâng cao hiệu suất 

Bạn cần hiểu rằng với bất kỳ người nào nếu cứ làm đi làm lại một việc qua năm này đến năm nọ, thì sau một khoảng thời gian, người đó sẽ trở nên quá quen thuộc với công việc ấy. Từ đó, trở nên chủ quan và dần mất năng lực tìm tòi, sáng tạo. Do đó, nếu việc luân chuyển được thực hiện đúng quy trình, đúng  mong muốn và năng lực của nhân viên, chắc chắn sẽ mang lại những kết quả đáng mong đợi.

Thường xuyên đánh giá năng lực nhân viên định kỳ

Trong bất kỳ một tổ chức nào, việc đánh giá nhân sự cũng là việc làm cần thiết và nên được duy trì thường xuyên, đều đặn. Đánh giá nhân viên là một trong những cách quản lý nhân sự hiệu quả không thể thiếu của các doanh nghiệp nếu muốn phát triển lâu dài. Việc làm này diễn ra thường xuyên và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 

Hiệu suất của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và giờ làm việc của nhân viên. Dựa vào KPI mẫu mà người quản lý có thể đánh giá tính hiệu quả trong công việc của từng nhân viên trong quá trình làm việc.

Xây dựng môi trường làm việc văn minh, tạo động lực cho nhân viên

Mọi nhân viên đều cần được công nhận sự đóng góp và có nhu cầu thăng tiến trong tổ chức. Xây dựng môi trường làm việc nhóm sao cho hiệu quả là cách quản lý nhân lực mà các nhà quản lý đặc biệt thực sự quan tâm. Mỗi một môi trường với bầu không khí thoải mái không chỉ tạo điều kiện cho các nhân viên cũ trong công ty phát triển mà còn là nhân tố giúp thu hút nhân tài mới đang quan tâm tới việc làm tại doanh nghiệp đó. 

Quản lý nhân sự bằng cách tạo động lực cho nhân viên
Quản lý nhân sự hiệu quả bằng cách tạo động lực cho nhân viên

Nên nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu của nhân viên và giúp họ có tinh thần thoải mái làm việc. Bạn nên chú trọng đến việc tạo động lực cho nhân viên. Bằng cách thôi thúc, nắm bắt tâm tư tình cảm, khơi dậy những mong muốn. Từ đây nhân viên có thể thấy rằng khi họ cố gắng làm việc thì sẽ đạt được những mong muốn của mình.

Hãy cố gắng tạo ra một môi trường làm việc mà nhân viên có thể thoải mái. Họ có thể đặt câu hỏi dễ dàng, nêu ra các ý tưởng và nhận được sự tôn trọng. Nhờ vậy, nhân viên sẽ có động lực phấn đấu hơn nữa và mang lại những kết quả công việc đáng kinh ngạc.

Ngừng việc la mắng, quát tháo nhân viên

Trong suốt quá trình làm việc, người sếp khó có thể tránh được việc nổi nóng và la mắng nhân viên. Thế nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Là một nhà quản trị, bạn phải hiểu la mắng không phải cách giải quyết vấn đề tốt trong mọi tình huống. 

Bạn có thể điều chỉnh hành vi của chính mình để có những biện pháp hay cách hành xử với nhân viên đúng đắn hơn. Thay vì la mắng, bạn có thể tìm ra nguyên nhân nhằm có những sửa đổi phù hợp và đưa ra góp ý cùng nhân viên của mình. Hãy thử đi, điều này sẽ khiến bạn thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên đấy. 

Cách quản lý nhân viên hiệu quả với phần mềm quản lý Callio

Đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số, Calio mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp. Trong đó có bộ công cụ quản lý nhân sự để hỗ trợ giải quyết công việc quản lý nguồn nhân lực. 

Phần mềm giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và các nguồn lực khác. Đây chính là công cụ đắc lực giúp các nhà lãnh đạo quản lý nhân sự một cách dễ dàng. Hơn nữa, tính năng bảo mật dữ liệu cũng được nâng cao, tránh tình trạng tổ chức bị trục lợi gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.

Callio có thể giải quyết các vấn đề trong việc quản lý nhân sự một cách nhanh chóng và chính xác. Việc chăm sóc, phân loại, sàng lọc hồ sơ của các ứng viên khi tham gia tuyển dụng cũng được thực hiện theo quy trình rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên một cách trực quan dựa trên khung năng lực.

Tham khảo thêm tại: https://callio.vn/

Tổng kết

Trên đây Callio đã chia sẻ 10 cách quản lý nhân sự hiệu quả mà nhà quản lý có thể áp dụng cho doanh nghiệp. Hy vọng thông tin trên giúp bạn có thể tối ưu hóa nguồn nhân sự. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hiệu suất và năng lực của nhân viên trong tổ chức. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: TOP 10 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả, tối ưu hóa nguồn nhân lực 

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu