pano

20 kỹ năng quản lý nhân sự không thể thiếu, hiệu quả nhất hiện nay 

Phạm Thùy Dung
Cập nhật lần cuối: 10/07/2024

Bài viết dành cho những bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp, lấn sân sang ngành nhân sự hoặc đang làm trong lĩnh vực này. Ưu tiên quan trọng hàng đầu là bạn cần phát triển các kỹ năng cần thiết để quản lý nhân sự hiệu quả. 

Vậy quản lý nhân sự cần có những kỹ năng nào? Người quản lý cần làm gì để trau dồi và phát triển kỹ năng quản lý của mình. Để Callio giúp bạn tìm hiểu toàn bộ trong bài viết sau đây nhé.   

Kỹ năng quản lý nhân sự là gì?

Kỹ năng quản lý nhân sự liên quan đến dẫn dắt, quản lý đội ngũ nhân sự trong một tổ chức, doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động cụ thể:

  • Tuyển dụng nhân sự
  • Tổ chức, theo dõi nhân sự
  • Phân công và đánh giá nhân sự
  • Xây dựng chính sách đãi ngộ, thưởng phạt
  • Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, nhân viên   văn hóa tổ chức…

Bên cạnh đó, các nhà quản lý có thể theo dõi tình hình thị trường việc làm để đảm bảo tính cạnh tranh. Như việc đảm bảo lương thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên. Lên kế hoạch để giúp nhân viên điều chỉnh công việc, nâng cao hiệu suất.  

Kỹ năng quản lý nhân sự
Kỹ năng quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng doanh nghiệp

Kỹ năng quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường. 

Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý nhân sự

Như đã nói ở trên, kỹ năng quản lý đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, kỹ năng tốt giúp người quản lý nhân sự đạt được mục tiêu tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Đồng thời phát triển văn hóa công ty, xây dựng sự gắn kết tập thể. 

Khi công việc được thực hiện một cách hiệu quả, các nhà quản lý giúp công ty tuyển dụng được các nhân tố mới cần thiết và đào tạo, hỗ trợ các nhân sự hiện có đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 

Một công ty phát triển bền vững và thành công không thể thiếu sự đóng góp của đội ngũ nhân viên. Vì vậy, quản lý nhân sự là việc thiết yếu, đóng góp quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp. 

Các kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp

Quản lý nhân sự đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn. Đây là những kỹ năng quan trọng và cần thiết để thành công trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh. Vậy những kỹ năng nào cần thiết để nhà quản lý đem đến hiệu quả cho doanh nghiệp? Và để quản lý một đội ngũ nhân viên một cách chuyên nghiệp, nhà quản lý cần nắm bắt 20 kỹ năng sau đây:  

1. Kỹ năng nâng cao chuyên môn

Nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp cần linh hoạt và có những kỹ năng chuyên môn hiệu quả như:

  • Dựa vào tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp để dự đoán nhu cầu nhân sự;
  • Hoạch định và cơ cấu nhân sự đảm bảo nhân sự có tiềm năng được trọng dụng tại các vị trí công việc phù hợp;
  • Phân tích và phác họa được chân dung các nhân sự tiềm năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng;
  • Chịu trách nhiệm quản lý số lượng nhân sự cần thiết và chốt được bảng mô tả công việc cần tuyển dụng;
  • Triển khai các buổi phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả;
  • Phát triển kênh liên lạc và cung cấp thông tin nội bộ hiệu quả;
  • Xây dựng các chương trình đào tạo cần thiết và các chương trình hội nhập nhân sự mới;
  • Xây dựng khung đánh giá mục tiêu, năng lực để đảm bảo hướng phát triển chung cho cá nhân và tổ chức…
Nâng cao chuyên môn để quản lý nhân sự
Bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải nâng cao chuyên môn để quản lý nhân sự

Trên hết, đối với bất kỳ cá nhân nào, không chỉ quản lý, kỹ năng tự học hỏi để nâng cao chuyên môn rất cần thiết. Nhất là môi trường kinh doanh nhiều thay đổi và cạnh tranh, quản lý nhân sự cần tự học hỏi để nâng cao chuyên môn, đáp ứng sự phát triển của tổ chức.

Kỹ năng này bao gồm: 

  • Học hỏi các công nghệ, công cụ làm việc mới; 
  • Học hỏi kiến thức quản trị doanh nghiệp; 
  • Học hỏi kỹ năng làm việc từ đồng nghiệp hoặc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm mắc phải trong quá trình làm việc…

2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp bắt buộc phải có đối với người làm quản lý nhân sự. HR cần nhạy bén và có sự khéo léo trong giao tiếp, tránh được các rắc rối và mâu thuẫn không cần thiết. Và bạn cũng cần đóng vai một chuyên gia hòa giải. Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên, hiểu rõ tính chất các công việc và đưa ra các định hướng phù hợp. 

Nhà quản lý giao tiếp tốt sẽ có những biểu hiện sau:

  • Hành xử lịch sự, cư xử đúng đắn, hài hòa với mọi người
  • Biết kiềm chế bản thân 
  • Nói không với các thành kiến với nhân sự
  • Tiếp thu góp ý đúng mực và đưa ra các lời khuyên phù hợp khi cần
  • Phong thái tự tin và thuyết phục
  • Có tầm nhìn và hiểu biết về công việc, xã hội
  • Biết thích ứng nhanh với hoàn cảnh
  • Khả năng lắng nghe và truyền đạt yêu cầu, chính sách rõ ràng tới nội bộ…

3. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo được thể hiện trong quản lý nhân sự thông qua các nhiệm vụ:

  • Xây dựng chiến lược và kế hoạch quản lý nhân sự hiệu quả
  • Phát triển nguồn nguồn lực và các kế hoạch đào tạo
  • Thiết lập và cơ cấu bộ máy công ty
  • Tuyển dụng, đào tạo nhân sự và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • Xây dựng và thực hiện các chính sách phúc lợi

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Những công ty lớn có quy trình quản lý bài bản, một nhân viên sự sẽ thực hiện từng phần trong tổng thể tất cả các đầu việc quản lý nhân sự. Điều này đòi hỏi HR cần phải có kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp làm việc hiệu quả. Đồng thời, bộ phận nhân sự cần có sự phối hợp và hỗ trợ từ các phòng ban khác trong công ty để hoàn thành mục tiêu công việc.  

Kỹ năng làm việc nhóm trong quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự đòi hỏi phải có kỹ năng làm việc nhóm

Là một thành viên của đội ngũ, thành công hay thất bại của tổ chức cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, HR cần có kỹ năng làm việc nhóm, hòa đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với đội nhóm để công việc được tiến hành thuận lợi nhất.

5. Kỹ năng đào tạo

Kỹ năng đào tạo đóng vai trò quan trọng, góp phần duy trì chất lượng và phát triển nhân tài cho công ty. 

Thời đại công nghệ phát triển, nhất là sau thời kỳ giãn cách vì covid, các hoạt động làm việc tại nhà, làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Vì vậy, HR cũng cần cải thiện kỹ năng đào tạo nhân sự từ xa, xây dựng một quy trình bài bản. Sử dụng các công nghệ khi làm việc từ xa để hỗ trợ đào tạo nhân sự là rất cần thiết đối với HR. Khi được thực hiện trên môi trường số. những nội dung đào tạo cần được cá nhân hóa và đảm bảo trải nghiệm của người học.

Sau đó, người quản lý cần đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình đào tạo nhân sự từ xa và đưa ra phương pháp thay đổi phù hợp. Điều này giúp người quản lý phát triển kỹ năng quản lý nhân sự của bản thân cũng như cải tiến quy trình của doanh nghiệp.

6. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Để nâng cao kỹ năng cũng như trau dồi các kiến thức của mình, quản lý nhân sự cần biết lắng nghe và có khả năng thấu hiểu. Từ đây kịp thời điều chỉnh các quan hệ lao động một các kịp thời trong mọi tình huống.   

Hơn nữa, một nhà quản lý nhân sự giỏi còn phải biến mình thành nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng phát triển doanh nghiệp đi lên. 

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống

Về cơ bản, quản lý nhân sự là làm việc với con người. Vì vậy, người làm nhân sự cần có kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này thể hiện được trình độ năng lực của người quản lý để duy trì sự ổn định nguồn nhân lực và vượt lên các đối thủ cạnh tranh.

Xuyên suốt quá trình làm việc, quản lý nhân sự đóng vai trò trung gian, hóa giải mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. Người làm nhân sự cần giữ thái độ đúng mực, một “cái đầu lạnh và một trái tim nóng”. Đặc biệt với quản lý trực tiếp, cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống linh hoạt. 

8. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục 

Nhà quản lý nhân sự cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục để có thể thu hút ứng viên tiềm năng về làm việc với doanh nghiệp. Đồng thời:

  • Thương lượng mức lương, chế độ với người lao động khi tuyển dụng.
  • Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng.
  • Thuyết phục cấp trên phê duyệt những kế hoạch nhân sự do bộ phận nhân sự đề xuất với tổ chức.

9. Kỹ năng đọc vị tâm lý 

Kỹ năng đọc vị tâm lý, nói cách khác, bạn cần có kỹ năng đọc được ngôn ngữ cơ thể để hiểu được thái độ và mong muốn của người đối diện. Tuy nhiên, kỹ năng này cũng không hề đơn giản, đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và sự tinh tế, chi tiết.  

Kỹ năng đọc vị tâm lý để nắm bắt hành vi tâm lý người khác sẽ bổ trợ rất nhiều cho nhà quản lý nhân sự. Đặc biệt trong các trường hợp như phỏng vấn ứng viên để nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Việc này cũng giúp ích khi bạn muốn tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên tốt trong doanh nghiệp tránh tình trạng bỏ việc.

10. Khả năng thích nghi, thay đổi linh hoạt

Khả năng thích nghi là kỹ năng mềm trong quản lý nhân sự giúp bạn duy trì mức độ hiệu quả công việc cũng như làm quen nhanh chóng với môi trường làm việc. Quản lý nhân sự phải thay đổi linh hoạt để giao tiếp với đồng nghiệp và những nghiệp vụ cốt lõi của nhân sự. Vì thế, kỹ năng thích nghi, thay đổi linh hoạt rất quan trọng giúp HR duy trì kết nối với nhân viên. Đồng thời, xác nhận được những yêu cầu của nhân sự khi làm việc từ xa. 

Kỹ năng này không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản trị nhân sự mà còn hữu ích và cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào và cả trong cuộc sống cá nhân của bạn. 

11. Quản lý xung đột 

Trong một doanh nghiệp với rất nhiều nhân sự, việc phát sinh những mâu thuẫn và xung đột là điều khó tránh khỏi. Với vai trò của một quản lý nhân sự, bạn cần có kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột để có thể xử lý các vấn đề phát sinh trong nội bộ. Đảm bảo được hoạt động bền vững cho tổ chức và mang đến sự hài lòng cho nhân viên cũng như ban lãnh đạo. Việc bình tĩnh giải quyết và đưa ra các phương án hiệu quả đòi hỏi các nhà quản lý nhân sự phải có kinh nghiệm, biết nhẫn nại và lắng nghe từ hai phía. Tránh các định kiến chủ quan hoặc để các mối quan hệ cá nhân xen vào việc hoàn thành công việc. 

12. Quan tâm nhân viên

Những người quản lý trực tiếp và bộ phận nhân sự nên quan tâm đến các nhân viên của tổ chức. Người quản lý nhân sự cần thường xuyên đưa ra đề xuất bảo đảm quyền lợi của người lao động như chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác.

Quan tâm nhân viên trong việc quản lý nhân sự
Quan tâm nhân viên trong việc quản lý nhân sự sẽ thúc đẩy niềm tin của nhân viên

Ngoài ra, quản lý nhân sự cũng nên tìm cách giúp đỡ các nhân viên để họ nâng cao niềm tin vào doanh nghiệp và lựa chọn gắn bó, cống hiến trong thời gian dài. 

13. Kỹ năng ra quyết định

Đôi lúc, quản lý nhân sự sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn mà không có sếp ở cạnh. Việc này càng rõ ràng hơn khi công ty cho nhân viên làm việc từ xa. Kỹ năng ra quyết định trở thành một trong số những kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng đối với người làm nhân sự.

Lời khuyên cho người gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định là hãy tự tin. Bên cạnh đó, đây chính là lúc để bạn học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Lý do bởi, kiến thức chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn quyết định mọi thứ có căn cứ và chuẩn xác hơn.

14. Khả năng chịu áp lực

Khả năng chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà bất kỳ người lao động nào, không chỉ quản lý nhân sự cần phải có. Đặc biệt, bộ phận nhân sự chính là phòng ban đứng giữa tất cả các bộ phận trong tổ chức và cả ban lãnh đạo.

Nhà quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như cùng lúc. Nếu nhân sự không luyện tập được kỹ năng chịu áp lực sẽ dễ căng thẳng và suy sụp. Nhất là công việc HR đòi hỏi bạn phải cân bằng được giữa người lao động và ban lãnh đạo. 

15. Tạo động lực cho nhân viên

Nhà quản lý tạo động lực giúp nhân viên có hứng thú làm việc hơn, tăng năng suất và tập trung hơn. Một người quản lý tốt sẽ biết cách tạo động lực cho nhân viên ở mọi thời điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Có nhiều cách để tạo động lực cho nhân viên như: tăng lương, trao thưởng cá nhân, cung cấp chế độ phúc lợi phù hợp, đảm bảo chế độ nghỉ phép, kết nối,… Việc tạo động lực là đánh vào tinh thần của nhân viên giúp họ hưng phấn hơn khi làm việc.

Với trường hợp phải làm việc từ xa, bản thân HR hay nhân viên cũng đều gặp khó khăn trong việc tạo động lực làm việc. Lý do bởi xung quanh thường có nhiều thứ làm xao nhãng công việc. Bởi vậy, kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng cần thiết của việc quản lý nhân sự.

16. Kỹ năng quản lý thời gian

Đây là kỹ năng quan trọng khi HR phải làm việc từ xa. Như đã nói ở trên, có rất nhiều yếu tố làm giảm hiệu quả lao động khi làm việc tại nhà. Do đó, HR cần quản lý thời gian cá nhân thật tốt để hoàn thành công việc cũng như đảm bảo mức độ hài lòng của nhân viên.

Các nghiệp vụ nhân sự, công việc lặp lại cần được tự động hóa. Quy trình làm việc nên được hệ thống bài bản, khoa học. Quản lý hồ sơ nhân sự và lập báo cáo cần nhanh chóng và tức thời.

Ở Callio, phần mềm Quản lý kinh doanh tập trung có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên. Doanh nghiệp và HR có thể tham khảo để tiết kiệm tối đa thời gian và tăng năng suất làm việc, ngay cả khi không có mặt trực tiếp ở công ty.

17. Kỹ năng làm việc đa nhiệm

Đa nhiệm là kỹ năng quản trị nhân sự cần thiết với các nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp. Nhất là trong thời buổi kinh doanh hiện nay, người làm quản lý nhân sự phải đối mặt với nhiều vấn đề và yêu cầu phải xử lý mỗi ngày. Và các vấn đề và yêu cầu này có thể phát sinh liên tục trong quá trình làm việc khiến bạn không thể tập trung vào công việc của mình.

Vì vậy, việc quản lý nhiều công việc cùng lúc là một kỹ năng quan trọng đối với bộ phận nhân sự. Rèn luyện kỹ năng này trên môi trường công nghệ hóa ngày càng trở nên quan trọng hơn. Bởi các vấn đề và yêu cầu của nhân viên có thể phát sinh trên các nền tảng và quy trình làm việc khác nhau.

18. Kỹ năng tổ chức công việc

Một kỹ năng quản lý quan trọng khác là tổ chức công việc. Kỹ năng này thể hiện ở việc tổ chức quy trình công việc phù hợp, không chồng chéo công việc lên nhau. Bên cạnh đó, HR cũng cần biết phân chia và ưu tiên công việc hợp lý để hoàn thành trong khoảng thời gian tối thiểu. 

Điều đầu tiên HR có thể làm là giữ cho văn phòng hoặc nơi làm việc của họ ở trong tình trạng gọn gàng nhất. Trên môi trường số, dữ liệu hoặc file công việc nên được tổ chức khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin.

Một cách khác là người làm nhân sự có thể đề xuất sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để tối ưu việc lưu trữ hồ sơ nhân viên, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cán bộ nhân sự.

19. Kỹ năng sử dụng công nghệ 

Thời đại công nghệ phát triển, nhất là sau thời kỳ giãn cách vì covid, các hoạt động làm việc tại nhà, làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Để theo kịp sự phát triển trong thời đại 4.0, không chỉ lĩnh vực quản lý nhân sự, ngành nghề nào cũng cần đầu tư vào công nghệ. Quản lý nhân sự nên tìm hiểu và tham khảo các phần mềm HRIS, CRM… để quản trị các hệ thống lớn. 

Sử dụng công nghệ quản lý nhân sự
Sử dụng công nghệ quản lý nhân sự

Công nghệ hỗ trợ rất nhiều trong vấn đề quản lý nhân sự. Với các phần mềm quản lý nhân sự toàn diện, HR hoàn toàn có thể chủ động cập nhật, xử lý yêu cầu của nhân viên kịp thời, báo cáo cho lãnh đạo hay giảm thiểu những nghiệp vụ lặp lại. Hiệu quả của phần mềm quản lý nhân sự đối với bộ phận C&B (Compensation and Benefit):

  • Giúp tiết kiệm thời gian cho những công việc thủ công lặp lại, bạn có thời gian dành cho những công việc quan trọng
  • Quản trị hiệu suất nhân sự, tăng hiệu suất công việc.
  • Giảm thiểu tối đa những sai sót do hoạt động quản lý thủ công.
  • Số hóa toàn bộ hệ thống thông tin nhân sự
  • Số hóa quy trình tuyển dụng, đào tạo và kết nối nhân viên.
  • Số hóa quản lý chấm công và tính lương cho người lao động
  • Quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự.
  • Quản lý tuyển dụng.
  • Quản lý, đánh giá KPIs
  • Quản lý cấp phát trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị cho người lao động.
  • Hỗ trợ truyền thông & thông báo nội bộ.
  • Quản lý nhân sự chuỗi hệ thống cửa hàng…

20. Kỹ năng đọc vị người đối diện

Kỹ năng đọc vị người đối diện, nói cách khác, bạn cần có kỹ năng đọc được ngôn ngữ cơ thể để hiểu được thái độ và mong muốn của người đối diện. Tuy nhiên, kỹ năng này cũng không hề đơn giản, đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và sự tinh tế, chi tiết.  

Kỹ năng đọc vị tâm lý người đối diện sẽ hỗ trợ nhà quản lý nhân sự rất nhiều trong quá trình phỏng vấn ứng viên. Bạn có thể nhận biết, đưa ra các đánh giá chính xác để chọn lựa được ứng viên phù hợp. Kỹ năng này sẽ bổ trợ bạn rất nhiều trong việc tiếp cận và giữ chân nhân tài cho công ty. 

Trong một tổ chức, bộ phận nhân sự sẽ là “người dung hòa” giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vì vậy, người quản lý nhân sự phải có những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. 

Phía công ty phải tuân thủ theo các quy định về luật pháp. Đồng thời, bộ phận nhân sự cũng phải quan tâm đến hoàn cảnh cá nhân. Từ đây đưa ra các ứng xử phù hợp, đem lại lợi ích cho cả hai bên.  

Cách phát triển các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả

Bên cạnh việc biết được các kỹ năng cần thiết để quản lý nhân sự hiệu quả, HR cần biết cách để thực hành các kỹ năng này. Phát triển kỹ năng quản lý là tập trung vào phát triển chúng, bạn có thể tham khảo các cách làm sau:

  • Nghiên cứu về con người: Tìm hiểu về tâm lý học, hành vi con người, tiếp thu thêm các kiến thức để có những hành xử phù hợp. 
  • Đầu tư vào bản thân: Trau dồi thêm kiến thức, nhà quản lý có thể đi học các khóa học kỹ năng, bổ sung kiến thức cá nhân. Việc này không chỉ bổ trợ cho công việc mà còn giúp nhà quản lý phát triển bản thân. 
  • Đầu tư vào công nghệ: Để theo kịp sự phát triển trong thời đại 4.0, không chỉ lĩnh vực quản lý nhân sự, ngành nghề nào cũng cần đầu tư vào công nghệ. Quản lý nhân sự nên tìm hiểu và tham khảo các phần mềm HRIS, CRM… để quản trị các hệ thống lớn. 
  • Tham gia các hội thảo, lớp học hay khóa giảng: Để mở rộng kiến thức và trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế, bạn có thể tham gia các khóa giảng, lớp học hay hội nghị. Nơi mà những nhà quản lý chuyên nghiệp chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm thực chiến của họ. 
  • Tìm hiểu các tài liệu quản lý nhân sự: Nhà quản lý nên tìm đọc các tài liệu chính thống về phát triển kỹ năng. Bạn có thể tìm hiểu qua các blog, hội nhóm Facebook…

Xem thêm: Quy trình quản lý nhân sự là gì? 8 bước triển khai quy trình nhân sự hiệu quả, tối ưu chi phí

Tổng kết

Trên đây, Callio đã tổng hợp những kỹ năng quản lý nhân sự cần phải có cho các nhà quản lý. Hy vọng qua những thông tin Callio cung cấp đã giúp độc giả cũng như các nhà quản lý nắm được các kỹ năng quản lý nhân sự. Và hữu ích với những bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp, lấn sân sang ngành nhân sự hoặc đang làm trong lĩnh vực này. Từ đây đưa ra các chiến lược và kế hoạch quản lý hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Theo dõi các bài viết tiếp theo của Callio để khám phá thêm các kiến thức, kinh nghiệm thực chiến trong việc quản lý nhân sự. 

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu