pano

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh 2024: Quy trình và Thủ tục cần thiết

Ngô Hoàng
Cập nhật lần cuối: 20/01/2024

Hướng dẫn quy trình đăng ký doanh nghiệp mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. Dành cho những bạn bắt đầu khởi nghiệp hay muốn đăng ký thêm hãy theo dõi nội dung dưới đây. Callio sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết cũng như các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh 2024.

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu thông tin Đăng ký kinh doanh mới nhất 2024

Điều kiện thành lập công ty

Bạn cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau đây để thành lập công ty:

  • Người đại diện pháp luật và chủ sở hữu: Đủ 18 tuổi trở lên, có căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu. Và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập công ty.
  • Địa chỉ công ty: có địa chỉ được xác định (không thuộc chung cư để ở)
  • Tên công ty:  Tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc).
  • Vốn điều lệ: Xác định vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh, là số vốn do chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định. Không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Xác định ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề mà bạn muốn đăng ký phải được pháp luật cho phép cũng như doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện thuộc ngành nghề đó (nếu có).
  • Xác định loại hình công ty: Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp dựa trên các tiêu chí về trách nhiệm thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế và quy mô doanh nghiệp để đáp ứng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy phép đăng ký kinh doanh

Xác định loại hình kinh doanh

Ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp cần xác định loại hình kinh doanh mà họ muốn thực hiện, bao gồm công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hay hợp tác xã. Cụ thế:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên (từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức cá nhân). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Và mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần và lợi nhuận chia cho cổ đông là cổ tức. Cổ đông (tối thiểu 03) là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tập thể, ít nhất 7 thành viên đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân/ Tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý.
Xác định loại hình doanh nghiệp
Xác định loại hình doanh nghiệp

Chuẩn bị các tài liệu cần thiết

Quá trình đăng ký kinh doanh là bước quan trọng để bắt đầu hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng tài liệu cần thiết và tuân thủ quy trình đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tránh phát sinh vấn đề pháp lý trong quá trình kinh doanh.

Để đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu như giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh (nếu có), bản vẽ kế hoạch sơ đồ vị trí kinh doanh…

Đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước

Doanh nghiệp có hai hình thức đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước. Một là đăng ký trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hai là đăng ký trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể: 

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

Những điều cần lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử

Từ ngày 01/7/2024, theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP, khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bạn cần đăng nhập/đăng ký tài khoản bằng số định danh điện tử (VNeID) do Bộ Công an cung cấp. 

  • Từ ngày 01/7/2024, đối với các Tài khoản Đăng ký kinh doanh mới, thực hiện đăng ký tài khoản bằng số định danh điện tử (thông qua VNeID) do Bộ Công an cấp.
  • Trước ngày 01/7/2024, các tài khoản ĐKKD đã được cấp đăng nhập thực hiện kiểm tra lại thông tin họ và tên, ngày sinh, số CCCD. Nếu có sai sót, bạn gửi yêu cầu cập nhật thay đổi tài khoản thông qua tính năng ‘Thay đổi giấy tờ chứng thực cá nhân”. 
  • Sau ngày 15/7/2024, các tài khoản không sử dụng VNeID sẽ không thể đăng nhập vào Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để sử dụng các dịch vụ công.

Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử:

Các bước thực hiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng:

Bước 1: Chuẩn bị

1. Đăng ký tài khoản đăng nhập Hệ thống

2. Chuẩn bị công cụ ký xác thực:

– Nếu nộp hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản đăng ký.

– Nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ cần được gán Chữ ký số công cộng vào Tài khoản

Bước 2: Nộp hồ sơ

1. Tạo hồ sơ

2. Nhập thông tin

3. Scan và tải tài liệu đính kèm

4. Chuẩn bị Hồ sơ

5. Ký xác thực và nộp hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

1. Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ

2. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

3. Nhận kết quả

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh trực tiếp

Quá trình này thường được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương. Doanh nghiệp cần điền đơn đăng ký và nộp các tài liệu liên quan.Cơ quan đăng ký phải có tài khoản và con dấu riêng.

Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

  • Cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
  • Cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đăng ký kinh doanh trực tiếp
Đăng ký kinh doanh trực tiếp

Đăng ký thuế

Doanh nghiệp cần đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế địa phương. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và có trách nhiệm với việc nộp thuế.

Thời gian và chi phí

Quá trình đăng ký có thể mất một khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào quy trình và cơ quan quản lý. Chi phí đăng ký kinh doanh cũng phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và quy định của từng địa phương.

Kết luận

Hy vọng qua những thông tin Callio cung cấp đã giúp doanh nghiệp nắm được quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh mới nhất 2024. Theo dõi các bài viết tiếp theo để khám phá thêm các kiến thức, kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kinh doanh nhé.

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu