pano

5 bước lập kế hoạch bán hàng tối ưu hiệu quả kinh doanh 2024

Ngô Hoàng
Cập nhật lần cuối: 25/02/2024

Việc lập kế hoạch bán hàng nhằm giải quyết nhiều thị trường khác nhau và tăng doanh thu hiệu quả. Nhà quản lý cần đưa ra các mục tiêu, chiến thuật cấp cao, đối tượng mục tiêu và những cơ hội/ trở ngại tiềm ẩn. Để Callio giúp bạn hoàn thành một kế hoạch bán hàng hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết sau. 

Xây dựng kế hoạch bán hàng
Xây dựng kế hoạch bán hàng

5 bước cơ bản để lập kế hoạch bán hàng hiệu quả 

Để lập kế hoạch bán hàng, bạn có thể thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bán hàng

Đặt ra mục tiêu cụ thể về doanh số bán hàng, thị phần, lợi nhuận, số lượng khách hàng mới…

Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố như sản phẩm/ dịch vụ, thị trường, tình hình tài chính, đối thủ cạnh tranh… Từ đó xác định khả năng đạt được mục tiêu bán hàng. Xác định đích đến mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. 

Mục tiêu bán hàng cần được xác định theo nguyên tắc SMART:

  • Specific (Tính cụ thể)
  • Measurable (Đo lường được) 
  • Achievable (Khả năng thực hiện) 
  • Realistic (Tính thực tế) 
  • Time-bound (Khung thời gian).

Bước 2: Phân tích thị trường

Tìm hiểu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và khách hàng mục tiêu. Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.

Khảo sát và phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình cạnh tranh, nhu cầu và xu hướng kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược bán hàng phù hợp. Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng dữ liệu từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, khảo sát trực tuyến, phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu các báo cáo thị trường, nghiên cứu các nguồn thông tin trực tuyến…

Phân tích thị trường
Phân tích thị trường

Các nội dung cần khảo sát bao gồm:

  • Nhu cầu và xu hướng thị trường: Nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng, xu hướng phát triển của thị trường,…
  • Tình hình cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, chiến lược bán hàng của đối thủ,…

Xác định khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Việc này giúp công ty tập trung nguồn lực vào việc tiếp cận và phục vụ những người có tiềm năng đem đến nguồn thu.

Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu chân dung khách hàng qua các yếu tố như:

  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, thu nhập…
  • Tâm lý học: Nhu cầu, mong muốn, thói quen, sở thích…
  • Hành vi: Hành vi mua sắm, xu hướng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ,…

Bước 3: Xác định chiến lược bán hàng và xây dựng kế hoạch 

Đề xuất các chiến lược để đạt được mục tiêu bán hàng, bao gồm việc chọn phương tiện quảng cáo, kênh phân phối, và chính sách giá cả.

Đội ngũ bán hàng cần hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch bán hàng hiệu quả. Doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên về sản phẩm/dịch vụ một cách toàn diện. Bao gồm việc cung cấp thông tin về tính năng, ưu điểm, đặc điểm nổi bật, lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Quan trọng nhất, hãy tạo ra một môi trường mà việc đào tạo và truyền thông nội bộ là một quá trình liên tục. Giúp nhân viên luôn có đủ kiến thức và thông tin mới nhất để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Đây là bước nền tảng giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, phương pháp và hoạt động bán hàng cần thực hiện. Dựa trên mục tiêu bán hàng và phân tích tình hình, doanh nghiệp cần xác định chiến lược bán hàng phù hợp. Bao gồm các nội dung như khách hàng mục tiêu, sản phẩm/ dịch vụ, kênh phân phối, marketing,…

Xác định nguồn lực và ngân sách mà doanh nghiệp có sẵn để triển khai chiến lược bán hàng. Bao gồm xác định số lượng nhân sự, ngân sách, công cụ và kỹ thuật cần thiết. Sau đó, tiến hành lên lịch thực hiện các hoạt động bán hàng và đề ra các chỉ số để theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. 

Xác định chiến lược bán hàng và xây dựng kế hoạch 
Xác định chiến lược bán hàng và xây dựng kế hoạch 

Bước 4: Dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và đảm bảo kế hoạch bán hàng được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách phù hợp là một thách thức. Bởi trong quá trình thực hiện luôn có những vấn đề phụ phát sinh. 

Thông thường, một bảng ngân sách đầy đủ cho việc bán hàng sẽ bao gồm các thành phần sau đây:

Chi phí cố định:

  • Chi phí nhân sự bán hàng: bao gồm tiền lương, phụ cấp, thưởng, chi phí đào tạo,…
  • Chi phí mặt bằng: bao gồm chi phí thuê, chi phí sửa chữa, bảo trì,…
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…

Chi phí khác: bao gồm chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại,…

Chi phí biến đổi:

  • Chi phí quảng cáo, tiếp thị: Tùy theo dịch vụ/ sản phẩm để lựa chọn phương thức phù hợp như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…
  • Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, khấu hao…
  • Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí nhân công, khấu hao, chi phí sản xuất chung,…
  • Chi phí bán hàng: bao gồm chi phí giao hàng, chi phí bảo hành,…

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Theo dõi và đánh giá kết quả của kế hoạch bán hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bán hàng bằng cách so sánh giữa kết quả thực tế với những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch ban đầu. Xem xét các chỉ số hiệu suất bán hàng như doanh số, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và so sánh chúng với mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của kế hoạch, đồng thời xác định các vấn đề cần điều chỉnh.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bán hàng
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bán hàng

Dựa trên kết quả đánh giá, xác định những điểm cần điều chỉnh trong kế hoạch bán hàng. Có thể là tăng cường các hoạt động quảng cáo, thay đổi chiến lược giá cả, điều chỉnh kênh phân phối hoặc tăng cường đội ngũ bán hàng. Điều chỉnh kế hoạch giúp tối ưu hóa hiệu quả bán hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Báo cáo này giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về tình hình bán hàng và đánh giá hiệu quả của kế hoạch.

Trong quá trình lập kế hoạch bán hàng, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích như SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để đánh giá tình hình hiện tại và xác định chiến lược phù hợp. Bạn cũng có thể áp dụng các công thức toán học hoặc mô hình để dự đoán doanh số bán hàng, chẳng hạn:

  1. Tính tỷ lệ chuyển đổi khách hàng: Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng khách hàng mua hàng / Tổng số lượt truy cập trang web) x 100%
  2. Tính doanh số bán hàng dự kiến: Doanh số bán hàng = Số lượng sản phẩm bán ra × Giá bán trung bình

Tổng kết

Qua bài viết trên Callio đã cung cấp đến bạn 5 bước chi tiết để lập kế hoạch bán hàng hiệu quả. Và nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch bán hàng cần phải linh hoạt và có khả năng thích nghi với biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: 7 bước xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu