pano

Phân loại các phần mềm quản lý doanh nghiệp cần biết

Ngô Hoàng
Cập nhật lần cuối: 20/01/2024

Ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp không còn là điều mới mẻ, và đã có rất nhiều giải pháp được tung ra thị trường, với nhiều mục đích khác nhau. Doanh nghiệp cần phân loại để có thể sử dụng đồng bộ và tránh việc chồng chéo khi sử dụng nhiều phần mềm riêng biệt.

Trước khi đi sâu về vấn đề này, quý bạn đọc hãy tìm hiểu thêm về 1 số khái niệm:

  • ERP là gì?
  • Những phần mềm ERP phổ biến hiện nay
phan mem quan ly doanh nghiep

Nhận biết các phần mềm quản lý doanh nghiệp theo phân hệ

Phần mềm hợp tác nhóm

Phần mềm hợp tác nhóm giúp cho việc trao đổi thông tin được nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều mà không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm làm việc của các thành viên trong nhóm. Ngoài ra, do có sự cộng tác và đưa ý kiến của nhiều thành viên, nhiều phòng ban, nhiều vị trí khác nhau nên các ý kiến cũng như thông tin đưa ra sẽ đa dạng và chính xác hơn nhiều.

Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp theo phân hệ hợp tác nhóm như: Lark Suite, Zoho, Bitrix24, Slack,…

Phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán có lẽ không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp, ngoài các chức năng kế toán như khai báo thuế, làm báo cáo tài chính, … phần mềm kế toán còn giúp doanh nghiệp quản lý được các nguồn doanh thu – chi phí hiệu quả. Từ đó tạo được kế hoạch kinh doanh cũng như quản lý công ty.

Trong doanh nghiệp, nhất là đối với bộ phần tài chính – kế toán không thể thiếu các phần mềm kế toán và hỗ trợ khai thuế, đây là phân hệ quan trọng mà doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm hỗ trợ.

Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp theo phân hệ tài chính – kế toán như: Excel, Misa,…

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Phần mềm CRM (phần mềm quản lý quan hệ khách hàng) là một công cụ được thiết kế để giúp doanh nghiệp của bạn mang đến cho khách hàng trải nghiệm độc đáo và liên tục, cũng như xây dựng mối quan hệ tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin hoàn chỉnh về mọi tương tác của khách hàng, theo dõi doanh số, sắp xếp và ưu tiên các cơ hội của bạn và tạo điều kiện hợp tác giữa các nhóm khác nhau.

Đây được xem là một phần mềm quan trọng nhất trong số các phần mềm quản lý doanh nghiệp. Trong đó phổ biến, bao gồm: Odoo CRM, Zoho, Base.vn,…

Phần mềm quản lý sản xuất

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp về lĩnh vực sản xuất. Phần mềm giúp tổ chức theo dõi tình trạng và tiến độ của quá trình sản xuất, quản lý nhà cung cấp, quản lý nguyên vật liệu, nhân công, chi phí và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Phần mềm quản lý mua hàng

Phần mềm quản lý mua hàng thông thường được tích hợp như một mô đun tính năng, trong các giải pháp ERP hỗ trợ doanh nghiệp tự động hoá mọi quy trình và nghiệp vụ mua hàng như: xây dựng kế hoạch mua hàng theo từng giai đoạn, quản lý báo giá và nhà cung cấp, theo dõi tiến trình của đơn hàng mua cũng như việc giao nhận hàng hóa, tính các chi phí và thanh toán công nợ cho nhà cung cấp,…

Phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng là một ứng dụng phần mềm dành riêng cho việc quản lý hàng hoá và ghi nhận các giao dịch mua bán thanh toán trong quá trình kinh doanh, có thể hoạt động trên nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động, và thiết bị POS chuyên dụng.

Có rất nhiều các phần mềm quản lý bán hàng phổ biến hiện nay, như: Sapo, Sobanhang, Kiotviet,…

Phần mềm quản lý dự án

Phần mềm quản lý dự án là phần mềm hỗ trợ các thành viên trong dự án lên kế hoạch và quản lý thời gian dự án hiệu quả hơn, đồng thời theo dõi và quản lý được các nguồn lực cũng như các chi phí đầu tư trong quá trình làm dự án.

Một số phần mềm phổ biến: Trello, Odoo Project, Lark Suite,…

Phần mềm quản lý nhân sự (HRM)

Phần mềm quản lý nhân sự là ứng dụng giúp doanh nghiệp phát huy sức mạnh nguồn lực của mình. Nguồn lực trong mỗi doanh nghiệp là tài nguyên vô giá, việc đánh giá một doanh nghiệp phát triển hay không thì phần lớn xem con người hoạt động trong doanh nghiệp với các yếu tố:

Phần mềm quản lý hàng tồn kho

Phần mềm quản lý hàng tồn kho là một hệ thống phần mềm để theo dõi mức tồn kho , đơn đặt hàng, doanh số và giao hàng. Nó cũng có thể được sử dụng trong ngành sản xuất để tạo lệnh sản xuất , hóa đơn nguyên vật liệu và các tài liệu liên quan đến sản xuất khác. Các công ty sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho để tránh tình trạng tồn kho quá mức và ngừng hoạt động. Nó là một công cụ để tổ chức dữ liệu hàng tồn kho mà trước đây thường được lưu trữ ở dạng bản cứng hoặc trong bảng tính .

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu