pano

7 chiến lược gia tăng hiệu quả kinh doanh tốt nhất hiện nay

Ngô Hoàng
Cập nhật lần cuối: 20/01/2024

Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược có để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Và bài viết sau, Callio sẽ tổng hợp  cho doanh nghiệp 7 chiến lược kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 

Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh

Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh dùng để đánh giá hiệu quả về mặt kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số được phân tích rất kỹ trước khi chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định quan trọng. Và các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty bao gồm:

  • Biên lợi nhuận ròng
  • Biên lợi nhuận gộp
  • Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
  • Tỷ suất sinh lợi  trên tổng vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ số này dựa trên: 

  • Mức độ lợi nhuận trên vốn để doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
  • Lợi nhuận trên tổng tài sản  
  • Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 

Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh cung cấp thông tin, đo lường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó kịp thời điều chỉnh và phát huy tối đa hết tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, quản trị rủi ro, dự đoán các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai. 

Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh
Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh là các chỉ số đánh giá sự thành công của doanh nghiệp

7 chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh 

Hệ quả của suy thoái kinh tế được xem là một cơn bão lớn đối với các doanh nghiệp. Trong giai đoạn khó khăn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng khốc liệt hơn. Để đối mặt với thách thức này, Callio tổng hợp 7 chiến lược kinh doanh trọng điểm giúp doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn này:

Nắm bắt xu hướng, mở rộng thị trường

Để gia tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu rõ về xu hướng thị trường, sở thích của khách hàng, và sự cạnh tranh từ các đối thủ. Việc này giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ và chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.

Khi quy mô và tiềm lực còn nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng các chiến lược là chui vào các ngách nhỏ của thị  trường để tránh các “ông lớn” trong ngành. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý những ngách trên thị trường mà các công ty quy mô lớn chưa khai thác sâu hoặc khó thâm nhập.

Các doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm cách đáp ứng các hành vi tiêu dùng và sở thích của khách hàng. Bằng cách thông qua đẩy mạnh hoạt động tại các điểm bán hàng để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng dùng thử. Đồng thời, để tận dụng hết các phân đoạn thị trường doanh nghiệp cần đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm/ dịch vụ và tối ưu chi phí bán hàng. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm/ dịch vụ của mình thông qua các hệ thống đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện… ở những nơi có khách hàng tiềm năng.

Nắm bắt xu hướng, mở rộng thị trường
Nghiên cứu và mở rộng thị trường để tăng cường khả năng cạnh tranh

Tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân lực và tài nguyên, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Công nghệ thông tin và phần mềm quản lý doanh nghiệp có thể được áp dụng để tối ưu hóa quy trình kinh doanh.

Nâng cao chất lượng sản phẩm 

Để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn phát triển sản phẩm cần được đẩy mạnh để tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Những cách thức giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả gồm: thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng trực tuyến, thiết lập mạng lưới tiêu dùng phù hợp…. Đồng thời đừng quên tập trung vào bao bì và cách thức bao gói cùng khả năng giao hàng đúng hạn.

Áp dụng marketing đa kênh

Marketing đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều phương tiện khác nhau như truyền thông truyền thống, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, v.v. Điều này tạo ra sự hiệu quả cao hơn trong việc tiếp cận khách hàng và tạo ra tương tác tích cực.

Ứng dụng Marketing đa kênh
Ứng dụng Marketing đa kênh tăng hiệu quả kinh doanh

Chăm sóc khách hàng hiệu quả

Khách hàng là tài sản quý giá của mọi doanh nghiệp. Chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả giúp tạo sự hài lòng và trung thành từ phía khách hàng, đồng thời tạo ra cơ hội bán hàng lặp lại và tăng doanh số.

Một chiến lược quan trọng và hiệu quả là thực hiện mô hình kinh doanh tập trung vào khách hàng. Đây cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp vẫn luôn khẳng định “Khách hàng là tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp”.

Việc chăm sóc và giữ chân khách hàng cũ sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới. Nên việc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chất lượng chính là cách doanh nghiệp chống lại ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Các chi phí để thực hiện điều này thường mang lại lợi nhuận khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Đầu tư vào đào tạo nhân sự

Nhân sự chất lượng cao là yếu tố quan trọng trong việc tăng hiệu quả kinh doanh. Đầu tư vào đào tạo nhân sự giúp nâng cao năng lực, kỹ năng và tinh thần làm việc, từ đó tạo ra hiệu suất làm việc cao hơn và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Đầu tư vào đào tạo nhân sự
Đầu tư vào đào tạo nhân sự chất lượng cao

Sáng tạo và đổi mới

Sự sáng tạo và đổi mới là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc áp dụng công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới và cải tiến quy trình kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

Chiến lược gia tăng hiệu quả kinh doanh đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và sự chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Việc áp dụng các chiến lược trên giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị cho khách hàng và duy trì sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.

Các doanh nghiệp có nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ về quy mô và nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp lớn. Thực tế, bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho khách hàng. Giá trị doanh nghiệp tạo ra càng lớn thì lợi nhuận, sự trung thành và uy tín của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ hay công ty càng lớn. 

Tổng kết

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, áp lực về giá cả, khách hàng dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Để đối mặt với thách thức này, các doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược Callio nêu trên để đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Những chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển bền vững trong những thời điểm khó khăn. Hãy hành động cụ thể để đạt được hiệu suất tối đa trong mọi điều kiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp cần linh hoạt thích ứng với biến động kinh tế, tối ưu các nguồn lực, duy trì và nâng cao cạnh tranh kinh doanh.

Theo dõi các bài viết của Callio để khám phá các chiến lược phù hợp và ứng dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức. Đồng thời, phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu