Capture

Bật mí bí kíp quản lý fanpage hiệu quả

By Hoa Nguyễn - 23/02/2024

Quản lý bán hàng fanpage từ lâu đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh online. Vậy làm thế nào để nhà bán có thể tiết kiệm tối đa thời gian quản trị fanpage nhưng vẫn tạo ra hiệu quả bán hàng cao nhất?

Bán hàng trên Facebook đã và đang có sức ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Với lượng người truy cập khổng lồ, Facebook chính là mảnh đất màu mỡ để gắn kết, tạo tương tác giữa doanh nghiệp với cộng đồng người mua hàng. Song ngày nay, xu hướng tiêu thụ nội dung của khách hàng đã thay đổi rất nhiều. Với vô số nền tảng mạng xã hội mới liên tục xuất hiện, hàng nghìn quảng cáo từ các thương hiệu không ngừng “nhảy” ra trước mắt mỗi ngày, người tiêu dùng dần trở nên khó tính với các nội dung hiện diện trên Internet, đặc biệt là Facebook, từ đó kéo dài hành trình mua hàng.

phan mem ban hang Facebook 1

Quản lý fanpage hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng trên mạng xã hội. Bằng cách tương tác và phản hồi nhanh chóng trên các bài đăng và bình luận, doanh nghiệp có thể tạo sự gần gũi với khách hàng và xây dựng lòng tin từ phía họ. Việc sản xuất và chia sẻ nội dung giá trị, cùng việc theo dõi và phản hồi kịp thời các thông điệp từ khách hàng, giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực trên fanpage. Đồng thời, việc phân tích dữ liệu và số liệu từ fanpage giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến lược quản lý fanpage và đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cải thiện tương tác và hiệu suất làm việc trên nền tảng này. Dưới đây là những bí kíp giúp bạn quản lý fanpage hiệu quả hơn.

1. Luôn lên kế hoạch nội dung thật kỹ lưỡng

Trong thời đại mà mỗi khách hàng đều tiếp xúc với hàng tá thông tin mỗi ngày thì để không bị lãng quên trên mạng xã hội, mỗi bài đăng mà fanpage của doanh nghiệp mang đến đều cần có thông điệp, tính toán rõ ràng và kỹ lưỡng. Để có được điều đó, nhà bán cần lên kế hoạch cụ thể cho các nội dung sẽ xuất hiện trên page của mình và hạn chế tối đa việc đi lệch hướng trong quá trình triển khai. Hãy lên đề ra ý tưởng nội dung cụ thể, hấp dẫn và đa dạng theo tuần hoặc theo tháng với một mục tiêu, chiến lược, thông điệp đồng nhất. Điều này sẽ giúp các bài viết trên fanpage đi đúng hướng, có sự liên kết hoặc gây nhàm chán cho người đọc.

Bên cạnh đó, ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp cố biến fanpage thành một cửa hàng khi liên tục post những bài bán hàng với nội dung lặp lại, mang tính khẩn thiết kêu gọi người xem bấm đọc. Điều này không hề gây hứng thú, mà ngược lại còn khiến người mua cảm thấy phiền phức. Các nhà bán cần hiểu rằng: không nên chăm chăm vào mục đích kinh doanh, mà trước khi bán được hàng bạn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Hãy từng bước khơi gợi sự tò mò, quan tâm và từng bước trở thành top-of-mind trong tâm trí người dùng.

Nếu chưa biết phân bổ các dạng nội dung cho hợp lý, bạn có thể áp dụng quy tắc 80 – 20. Cụ thể là, 80% bài đăng trên Facebook mang nội dung thông báo, giáo dục, giải trí,… 20% còn lại là nội dung bán hàng, quảng bá trực tiếp thương hiệu,… Khi bạn cung cấp đủ giá trị cho khách hàng, khách hàng sẽ sẵn sàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong 20% bài đăng bán hàng kia mà thôi.

img 624fdde92e4ac

2. “Khung giờ vàng”? Xưa rồi, content thực sự giá trị mới quan trọng nhất

Content có lẽ là thứ khiến chúng ta mất nhiều thời gian nhất, thay đổi nhanh nhất, đa dạng format nhất, nhưng cũng đồng thời là thứ sẽ đưa Fanpage của doanh nghiệp chạm được tới nhiều khán giả nhất. Seth Godin, cha đẻ của marketing hiện đại, từng khẳng định rằng: “Content Marketing is the only marketing left”. Trong một xã hội mà khách hàng liên tục bị làm phiền, liên tục bị các thương hiệu tìm cách nhảy bổ vào tâm trí, thì việc xây dựng lòng tin và tạo ra giá trị là cách duy nhất để tạo nên một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng, và từ đó mới có thể phát triển việc kinh doanh.

Khung giờ vàng hay giờ bạc, giờ đây chẳng còn mấy quan trọng nếu những content doanh nghiệp đăng tải chẳng đem lại giá trị hay sự thân thuộc nào đối với khách hàng. Giá trị ở đây sẽ bao gồm giá trị cốt lõi của thương hiệu và giá trị họ đem lại được cho khán giả của mình. Để có được cả 2 điều trên thì trước nhất, nhà bán cần hoàn thành tốt bước lập kế hoạch, sau đó tiến hành nghiên cứu chân dung khách hàng của mình nhằm tìm ra điểm chung giữa giá trị họ quan tâm và điều thương hiệu có thể mang tới.

Hơn hết, hãy luôn luôn học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới, bởi những nội dung doanh nghiệp đang sản xuất vào giờ này hôm nay, có thể sẽ không còn phù hợp và khiến khách hàng muốn trải nghiệm thử thương hiệu của bạn vào ngày mai đâu!

3. Hãy quan tâm đến chỉ số

Một điều mà bất kỳ nhà quản lý Fanpage nào cũng cần lưu tâm: hãy thường xuyên kiểm tra, phân tích và thực hiện tối ưu hóa các chỉ số hoạt động của page. Đó là lượt tương tác, lượt like, lượt theo dõi, chia sẻ… Từ đó dựa vào những số liệu đã thống kê, doanh nghiệp có thể đề ra phương hướng và các chiến lược phát triển fanpage phù hợp, hiệu quả nhất trong thời gian tiếp theo.

Chỉ số thứ 2 mà nhà bán cần quan tâm: tần suất đăng bài. Tùy vào tính chất của Fanpage mà tần suất đăng bài có thể khác nhau. Dù vậy, duy trì đăng bài đều đặn là cách tốt nhất để luôn giữ hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Muốn có lượng tương tác cao và ổn định, người quản lý fanpage phải định ra tần suất đăng bài thường xuyên, đều đặn dành riêng cho Fanpage của mình. Hãy cố gắng duy trì như thế để khách hàng không lãng quên doanh nghiệp của bạn!

dich vu cham soc Fanpage tai Nghe An 1

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đừng quên tận dụng tính năng lên lịch đăng bài trong studio sáng tạo. Từng có nhiều lời đồn đoán rằng bài đăng được lên lịch trước có thể sẽ bị bóp tương tác, nhưng các doanh nghiệp hãy yên tâm: bài đăng tiếp cận được nhiều hay ít người, tất cả đều chỉ phụ thuộc vào chất lượng bài viết mà thôi!

4. Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản trị fanpage

Phần mềm quản trị fanpage là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa hoạt động trên các trang fanpage trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và các nền tảng khác. Bằng cách sử dụng phần mềm quản trị fanpage, doanh nghiệp có thể quản lý nội dung, tương tác với khách hàng, đo lường hiệu quả và tạo ra chiến dịch tiếp thị hiệu quả trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Một số tính năng quan trọng của phần mềm quản trị fanpage bao gồm lên lịch đăng bài, quản lý hội thoại và tương tác với khách hàng, theo dõi thống kê và đánh giá hiệu quả của các bài đăng, quảng cáo và chiến dịch tiếp thị, cũng như quản lý các bình luận và tin nhắn từ người dùng.

Bằng cách sử dụng phần mềm quản trị fanpage, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quản lý nội dung trên các trang fanpage, tạo ra trải nghiệm tương tác tích cực với khách hàng, đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, tăng cường sự tương tác và tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn.

ung dung quan ly khach hang 1

Ví dụ, Phần mềm Quản lý Kinh doanh tập trung Callio có thể giúp bạn thực hiện hoạt động quản lý tất cả các Facebook Page của mình chỉ qua một công cụ duy nhất với những tính năng nổi bật như:

  • Chat bán hàng đa kênh: Tính năng này cho phép nhà bán hàng gom các kênh giao tiếp khách hàng như Zalo OA, Facebook, Instagram, WhatsApp, Email, Số điện thoại,… về quản lý tập trung trên cùng một nền tảng. Nhờ đó, Callio tạo nên một trải nghiệm đa kênh liền mạch, giúp các nhà bán hàng online, đơn vị kinh doanh có thể xử lý hàng ngàn đơn mỗi ngày, giao tiếp với khách hàng nhanh chóng, hiệu quả và thống nhất, không bỏ sót bất kì khách hàng hay đơn hàng nào.
  • Tổng đài thông minh: Việc kết hợp tính năng gọi bán hàng ngay trên khung chat bán hàng đã tạo nên điểm khác biệt của Callio so với các phần mềm khác, giúp giao tiếp với khách hàng một cách liền mạch nhất trên tất cả các phương diện, đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất và tăng tỉ lệ chốt đơn.
  • CRM quản lý dữ liệu khách hàng: Hệ thống giúp quản lý toàn bộ thông tin khách hàng như thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, lịch sử giao tiếp qua tất cả các kênh. Từ đó, các nhà bán hàng có thể lên các kịch bản chăm sóc khách hàng tự động và cá nhân hoá như SMS, email marketing,… theo các tiêu chí nhất định, vừa có thể tiếp cận đúng quảng cáo tới khách hàng tiềm năng nhất, vừa không gây phiền phức cho các khách hàng khác. Đồng thời, các luồng chăm sóc tự động này cũng giúp tăng tỉ lệ “ra đơn” mà không cần phải dùng quá nhiều tới sức người nữa.
  • Hệ thống báo cáo và quản lý KPI: Theo dõi hiệu quả chung của toàn nhóm/doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quan tình hình kinh doanh, sẵn sàng có quyết định phù hợp và kịp thời. Đồng thời, Callio cũng hỗ trợ báo cáo cho từng nhân viên, đo lường hiệu suất, theo dõi tiến độ và so sánh với KPI để có cơ chế thưởng/phạt tương ứng trong nội bộ doanh nghiệp.

Đăng ký dùng thử Callio ngay hôm nay để có 7 ngày trải nghiệm miễn phí!

Đăng ký trải nghiệm ngay!