Triển khai CRM thành công là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn khi thực hiện sử dụng phần mềm quản lý khách hàng này vào trong quy trình kinh doanh. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể triển khai thành công và tránh khỏi các sai lầm?
Cùng Bizfly tìm hiểu ngay 9 bước triển khai CRM dưới đây để hiểu rõ xem các doanh nghiệp thành công họ đã từng bước sử dụng phần mềm này như thế nào?
Bước đầu trong việc triển khai CRM là việc xây dựng một đội ngũ có chuyên môn sâu. Bước đầu này thường rất quan trọng vì nó chính là nền tảng vững chắc giúp các việc về sau được thực hiện dễ dàng và trơn tru hơn.
Một đội ngũ để thực hiện các bước triển khai CRM chuẩn bao gồm: Người quản lý dự án, Người điều hành chung, Người quản trị CRM và Người sử dụng chính.
Bước triển khai CRM tiếp theo chính là bước doanh nghiệp cần định hình mục tiêu thật rõ ràng và cụ thể. Công việc này cần phải được đề xuất ngay từ ban đầu, từ những mục tiêu vĩ mô muốn đạt được cho đến việc lên kế hoạch triển khai mang tính khả thi cao.
Những mục tiêu cần phải cụ thể, rõ ràng để tạo động lực, sức ép trong quá trình chinh phục nó. Đồng thời, cần phải có những giai đoạn cụ thể để áp dụng các mục tiêu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ như một số mục tiêu về doanh thu, cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, tăng tỉ lệ chuyển đổi,…
Lên kế hoạch triển khai CRM, doanh nghiệp cần phải tập trung vào các mục tiêu có thể đánh nhanh thắng nhanh để ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải chú ý đến các mục tiêu dài hạn để phát triển thật bền vững.
Doanh nghiệp cần liên tục xem xét quy trình làm việc của doanh nghiệp trong việc triển khai CRM để hiểu được nó hoạt động như thế nào. Từ đó, đánh giá và đưa những dữ liệu cần CRM đo lường và theo dõi trong suốt quá trình phát triển kinh doanh.
Để quy trình các bước triển khai CRM hiệu quả, doanh nghiệp phải cụ thể hóa các dữ liệu cần CRM quản lý như thông tin khách hàng, các đầu mối liên hệ, cơ hội kinh doanh và các chiến dịch.
Doanh nghiệp cần tổng hợp lại các dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất để đưa vào hệ thống CRM. Điều này sẽ giúp hệ thống có được liên kết chặt chẽ, liên quan với nhau để các truy cập về sau trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Việc phân quyền sử dụng dữ liệu là rất cần thiết, bởi đối với các thông tin khác nhau sẽ có từng bộ phận có trách nhiệm giám sát, truy cập và sử dụng dữ liệu khác nhau. Bước này sẽ giúp quá trình triển khai CRM đạt được hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng hơn.
Bất kể thực hiện một kế hoạch nào, doanh nghiệp đều phải đối mặt với các khoản chi phí được và mất. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch để tận dụng triệt để những cơ hội, đồng thời đưa ra những giải pháp có thể khắc phục được các khó khăn dễ gặp phải. Xác định tính rủi ro luôn giúp cho doanh nghiệp chiếm được thế chủ động trong quá trình kinh doanh.
Việc lên một loạt các kế hoạch triển khai CRM sẽ thất bại nếu như không thông qua người dùng. Mọi kế hoạch đưa ra, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến người dùng để có những chỉnh sửa phù hợp cho bản kế hoạch. Điều này nhằm giúp doanh nghiệp đảm bảo được hiệu quả của công việc và tạo đà cho quá trình phát triển bền vững.