Thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, nhất là khi cuộc chiến bán hàng ngày càng khốc liệt. Vậy bí quyết để tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong năm 2024 là gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các cách thực hiện và đưa ra các xu hướng tìm hướng khách hàng tiềm năng mới mà doanh nghiệp cần nắm bắt.
Khách hàng tiềm năng là các cá nhân hay tổ chức đang có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ của bạn và có khả năng về tài chính để đưa ra quyết định mua hàng mà bạn cung cấp. Khách hàng tiềm năng là tập con của khách hàng mục tiêu, là nhóm khách hàng chưa trả tiền để sở hữu sản phẩm nhưng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó.
Hành trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng là quá trình tìm kiếm, xác định và thu hút khách hàng thông qua các bước bán hàng từ Nhận biết (awareness) – Quan tâm (Interest) – Có nhu cầu (Desire) – Mua hàng (Action).
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Bán hàng – Tập đoàn RAIN gần đây về hiệu quả làm việc của những nhân viên bán hàng tốt nhất và nhân viên bình thường, thì thứ tạo nên khác biệt cho kết quả công việc của họ chính là những người bán hàng giỏi sẽ tập trung ưu tiên các hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Khảo sát chỉ ra rằng, có đến 19% nhân viên bán hàng bình thường thích sử dụng các cách tìm kiếm khách hàng từ “data lạnh” – là những khách hàng chưa có nhu cầu thì chỉ có 7% người bán hàng giỏi sử dụng cách thức này. Thay vào đó, những người có thành tích xuất sắc sẽ dành thời gian tư vấn cho khách hàng tiềm năng, đưa ra lời khuyên và giúp khách giải quyết vấn đề.
Đặc biệt, có đến 47% nhân viên giỏi sẽ luôn tìm thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nhờ khách hiện tại giới thiệu những khách hàng tiềm năng mới.
Rõ ràng, việc tập trung tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng sẽ mang lại các kết quả bán hàng tốt hơn việc chỉ đi tiếp cận càng nhiều người càng tốt mà không rõ họ có nhu cầu hay không.
Xem thêm: 5 Tips nhỏ giúp sales không còn kinh hãi khi gọi data lạnh
Dưới đây là những kỹ năng giúp quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn:
Khách hàng tiềm năng có thể được chia thành nhiều nhóm với các đặc điểm khác nhau về tính cách, sở thích và nhu cầu. Để tương tác hiệu quả với từng nhóm, bạn cần phát triển kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, từ đó thu hút khách hàng mới tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng chất lượng, bạn cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng và xác định xem sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu đó hay không. Theo dõi sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng rất quan trọng để điều chỉnh chiến lược tiếp cận phù hợp.
Xây dựng lòng tin là kỹ năng quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng cảm thấy tin tưởng, họ sẽ dễ dàng quyết định trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Để xây dựng lòng tin, bạn cần:
Bằng cách rèn luyện các kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận và thuyết phục được khách hàng tiềm năng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân loại khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp hiểu rõ và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị cho từng nhóm đối tượng. Dưới đây là ba nhóm khách hàng tiềm năng phổ biến:
Đây là những khách hàng trung thành, luôn tin tưởng và ủng hộ thương hiệu. Họ sẵn sàng mua sản phẩm mới và thường xuyên giới thiệu sản phẩm cho người khác. Với nhóm này, các chiến lược tiếp thị đơn giản cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Ví dụ, Apple có một lượng lớn “tín đồ” luôn háo hức chờ đợi và mua các sản phẩm mới mà không cần đến nhiều nỗ lực tiếp thị từ công ty.
Nhóm này bao gồm những người quan tâm đến sản phẩm nhưng vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu và so sánh giữa các thương hiệu khác nhau. Họ cần thêm thời gian để thu thập thông tin, đặt ra nhiều câu hỏi và so sánh về giá cả, lợi ích trước khi quyết định mua. Chiến lược tiếp thị cho nhóm này nên tập trung vào cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc của họ.
Đây là những khách hàng chưa quyết định liệu có nên tìm hiểu về thương hiệu hoặc sản phẩm hay không. Họ có rất ít hoặc không có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Do đó, các chiến lược tiếp thị cần nhắm đến việc tiếp cận nhóm này trước tiên, với thông điệp rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ, tầng lớp trung lưu thường là khách hàng tiềm năng bên lề của các nhà sản xuất ô tô cao cấp.
Phân loại khách hàng theo những nhóm này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, đáp ứng đúng nhu cầu và tâm lý của từng nhóm đối tượng.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là bước quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng:
Sự bùng nổ của Tiktok, Instagram Reel, Youtube Short hiện nay là lời khẳng định hình thức quảng cáo, tiếp cận khách hàng thông qua video ngắn đang rất thịnh hành. Nhiều doanh nghiệp đang tận dụng sức mạnh của hình thức này cho những chiến dịch bán hàng, xây dựng thương hiệu, nhanh chóng đạt được kết nối cảm xúc giữa người dùng và thương hiệu.
Các số liệu sau đây đã chỉ ra rằng, video ngắn là loại hình quảng cáo cốt lõi khi:
(Nguồn số liệu: Nghiên cứu Colormatics, short form video statistics and 2020 marketing trends)
Dựa vào những số liệu trên có thể thấy video ngắn là hình thức không thể thiếu trong hoạt động bán hàng, giúp tăng cường kết nối thương hiệu sản phẩm/dịch vụ với người tiêu dùng, từ đó tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn.
Referral Marketing là chiến lược tiếp thị dựa trên việc khuyến khích và tận dụng sự uy tín của khách hàng hiện có để thu hút và tạo ra khách hàng mới bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này tạo lợi ích kép cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Chiến lược này ngày càng được ưa chuộng bởi đem lại các lợi ích to lớn so với nhiều cách quảng cáo khác như:
Một số cách để khuyến khích khách hàng giới thiệu bao gồm cung cấp khuyến mãi hoặc phần thưởng, ưu đãi theo hội nhóm,…
Referral Marketing được coi là một trong những phương pháp tạo ra khách hàng tiềm năng tốt nhất trong bán hàng. Khi có chiến lược tiếp thị giới thiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được tập khách hàng tiềm năng mới, từ đó tăng doanh thu và tối ưu hóa chi phí.
Xây dựng networking là hoạt động chủ động xây dựng và duy trì các mối quan hệ cộng tác trong công việc và cuộc sống nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai. Đặc biệt, để có được sự thành công và tạo ra nhiều doanh số thì phát triển networking là kỹ năng không thể thiếu bởi có thể giúp bạn kết nối với nhiều người có thể hỗ trợ bạn trong quá trình bán hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua đó.
Một số cách để bạn có thể xây dựng networking như tham gia vào các hội nhóm, tổ chức, sự kiện liên quan đến ngành hàng, lĩnh vực hoạt động hoặc có chứa nhiều tệp khách hàng tiềm năng như: các hiệp hội doanh nghiệp địa phương, các câu lạc bộ ngành nghề, các sự kiện địa phương, workshop, hội thảo, hội chợ, triển lãm,…
Để nâng cao hiệu suất làm việc và có thời gian tập trung vào những công việc tạo ra giá trị cao, hiện nay các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng công nghệ vào quy trình bán hàng để tối ưu hóa nguồn lực. Cụ thể, bằng việc sử dụng các phần mềm CRM, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, bạn có thể tự động thực hiện một số công việc như nhập và quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, lên lịch cuộc hẹn, tiếp thị qua email và báo cáo dữ liệu.
Việc tự động hóa các tác vụ đơn giản này có thể giúp bạn:
Ngày nay, rất nhiều mạng xã hội ra đời và thu hút lượng lớn người dùng thường xuyên như Facebook và Zalo. Facebook, với hơn 1/4 dân số thế giới và hơn 58 triệu người dùng tại Việt Nam, là một nền tảng tuyệt vời để tiếp cận khách hàng. Tương tự, Zalo cũng có tới 47 triệu người dùng. Người dùng mạng xã hội thường xuyên truy cập và quan tâm đến nhiều sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm của bạn.
Bạn có thể tạo Fanpage hoặc Group riêng cho doanh nghiệp để khách hàng dễ dàng để lại thông tin và tương tác. Chia sẻ các bài viết chất lượng lên mạng xã hội sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chạy quảng cáo trực tiếp để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Trong quá trình bán hàng, bước cuối cùng là chăm sóc khách hàng sau khi bán. Mục tiêu chính là đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ để họ giới thiệu cho người khác, tạo ra khách hàng tiềm năng mới mà không tốn nhiều chi phí. Dưới đây là 7 bước để bắt đầu nhận giới thiệu:
Tìm kiếm trên Google có thể giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nhưng thay vì dùng quảng cáo trả tiền, bạn có thể tập trung vào SEO để đưa trang web của mình lên trang đầu trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Khi khách hàng tìm kiếm, họ thường nhấp vào các kết quả tự nhiên ở đầu trang và đây là cơ hội để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần trả tiền cho quảng cáo. Theo Advanced Web Ranking, các website đứng trong 10 kết quả đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google có tỷ lệ click-through-rate (CTR) cao hơn các kết quả còn lại, đạt 28,5%.
Để đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, bạn cần đầu tư thời gian và công sức để tạo nội dung chất lượng và thực hiện các chiến lược SEO của Google. Khi đã có vị trí cao, công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Theo báo cáo của HubSpot, nội dung tối ưu hóa cho SEO có thể giúp tăng lưu lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng lên đến 14,6%. Vì vậy, hãy tập trung vào tối ưu hóa nội dung và thực hiện các chiến lược SEO để thu hút khách hàng tiềm năng từ Google, và tệp khách hàng của bạn sẽ ngày càng phát triển.
KOL và KOC là những người có lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng truyền thông số như YouTube, TikTok, Instagram và Facebook. Khi họ quảng cáo sản phẩm, sự chú ý và quyết định mua hàng của nhiều người được kích thích. Họ có thể quảng bá sản phẩm thông qua livestream, video review hoặc bài đăng trên trang cá nhân, kèm theo đường link mua hàng.
Email marketing là phương thức quảng bá sản phẩm qua hộp thư điện tử, mang lại hiệu quả cao và chuyên nghiệp mà không gây phiền hà cho người tiêu dùng không có nhu cầu. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Trước tiên, bạn cần thu thập email của khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi hoặc mời đăng ký nhận ưu đãi. Sau đó, gửi email với thông tin hấp dẫn kèm khuyến mãi, voucher để thu hút khách hàng. Việc sử dụng công cụ gửi email tự động cũng giúp tiết kiệm thời gian và quản lý dễ dàng hơn.
Tổ chức các chương trình trải nghiệm sản phẩm là một phương pháp hiệu quả để quảng bá và thu hút khách hàng tiềm năng. Theo nghiên cứu từ Statista, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự qua chương trình dùng thử có thể lên đến 30%. Việc này cho phép khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó đánh giá chất lượng một cách chính xác.
Các chương trình dùng thử có thể triển khai qua truyền thông, mạng xã hội, email marketing, hoặc đăng ký trên trang web doanh nghiệp, cũng như các hoạt động tiếp thị trực tiếp tại điểm bán. Đối với sản phẩm, doanh nghiệp có thể cung cấp mẫu thử miễn phí hoặc tổ chức buổi trải nghiệm tại cửa hàng hay triển lãm. Đối với dịch vụ, có thể cung cấp phiên dùng thử miễn phí hoặc giảm giá để khách hàng thử nghiệm.
Thông qua các chương trình này, doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi và đánh giá từ khách hàng, giúp cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, đồng thời củng cố niềm tin vào thương hiệu.
Phần mềm quản lý kinh doanh tập trung Callio là một trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng hiệu quả thông qua hệ thống CRM thông minh giúp bạn quy chuẩn và tinh gọn quy trình bán hàng, từ đó tiết kiệm thời gian để tập trung và các hoạt động tìm kiếm, chăm sóc khách hàng tiềm năng. Đăng ký dùng thử Callio ngay hôm nay để có 7 ngày trải nghiệm miễn phí!