Không phải tất cả các nền tảng CRM được tạo ra là giống nhau. Mỗi hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM) phục vụ cho một mục đích và đối tượng khác nhau. Nhìn chung, có 3 loại phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, những nếu xét cho doanh nghiệp B2C (business to customers) thì có 2 loại CRM chính là Operational CRM (thiên về quy trình, tác vụ) và Behavioral/Analytical CRM (thiên về thu thập phân tích dữ liệu người dùng). Bài viết này sẽ tập trung vào 2 loại CRM này và đưa ra gợi ý công cụ tối ưu cho nhiều mục đích quản trị quan hệ khách hàng của doanh nghiệp.
CRM – Customer Relationship Management – viết tắt của cụm từ quản lý quan hệ khách hàng. CRM nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ mạnh mẽ hơn với họ. Tuy chứa nhiều yếu tố công nghệ, nhưng CRM quản lý quan hệ khách hàng không đơn thuần chỉ là một công cụ điện tử mà còn là chìa khóa để kinh doanh thành công.
CRM vận hành giúp doanh nghiệp làm nhiều việc hiệu quả hơn với ít nguồn lực hơn.
Các hệ thống CRM vận hành được thiết kế để tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh nhằm thu hút khách hàng mới và cải thiện việc giữ chân khách hàng.
Một CRM vận hành thích hợp nhất cho các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế và đang tìm cách tối giản hóa các nhiệm vụ lặp lại thông qua tự động hóa bán hàng và tiếp thị.
Lợi ích của CRM hoạt động đối với đội ngũ bán hàng và tiếp thị:
Operational CRM thường được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động tập trung vào dịch vụ khách hàng, như tạo thông tin, tạo tickets hỗ trợ hoặc bất kỳ tác vụ nào liên quan đến tương tác bán hàng trực tiếp với khách hàng.
Tính năng chính bao gồm định danh khách hàng trùng lặp tại mọi điểm chạm, như cửa hàng, trang web, hệ thống khách hàng thân thiết, v.v, thông qua việc thu thập và phân tách địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ… Cho phép các hệ thống khác sử dụng dữ liệu này cho tiếp thị, bán hàng hoặc dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ tra cứu thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh dựa trên câu hỏi như “Ai là khách hàng giá trị nhất?” hay “Họ thích sản phẩm nào nhất?”.
Nhờ hệ thống analytical CRM, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra cái nhìn tổng quan để thực hiện hành động thúc đẩy phát triển kinh doanh phù hợp. Đối tượng sử dụng phổ biến của analytical CRM là các nhà phân tích dữ liệu, kế toán và quản lý thông tin kinh doanh, khi cơ sở dữ liệu CRM bao gồm hàng ngàn (hoặc hàng triệu) liên lạc.
Lợi ích của CRM phân tích đối với đội ngũ bán hàng và tiếp thị:
CDP là một Analytical CRM, và Operational CRM chỉ là một hệ thống cung cấp dữ liệu đầu vào. CDP hữu dụng với nhiều đối tượng, để hợp nhất các dữ liệu nhằm vẽ ra chân dung & hành trình của khách hàng trên một nơi duy nhất.
CDP xuất hiện để giải quyết thách thức của việc data khách hàng rải rác ở nhiều hệ thống tách biệt. Dữ liệu khách hàng nằm trong Operational CRM nhưng cũng xuất hiện trong nhiều hệ thống khác như:
Operational CRM hầu như không có quyền truy cập vào những hệ thống kể trên nên sẽ không phân tích được các dữ liệu khách hàng quan trọng, có thể gây lãng phí tài sản dữ liệu.
Mỗi hệ thống còn đưa ra các chân dung khách hàng riêng biệt, trong từng khách hàng lại có thông tin liên quan đến giao dịch hay sự kiện đã thực hiện mà nếu chỉ phụ thuộc vào hệ thống CRM vận hành (Operational CRM) thì sẽ thiếu đi sự kết nối liền mặc và kịp thời giữa các thông tin. Lúc này sự xuất hiện của Analytical CRM đóng vai trò thiết yếu, vì nó giúp nhà bán tổng hợp dữ liệu nhiều nguồn một cách khoa học, từ đó thấu hiểu hành vi khách hàng rõ ràng, đa chiều và liên tục.
Người tiêu dùng cũng càng ngày càng trở nên “khó tính” hơn khi tiếp cận một nhãn hàng. Họ mong muốn nhận được những phản hồi nhanh chóng và chất lượng hơn cho những nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, họ cũng muốn được tương tác và đáp ứng nhu cầu ngay trên nền tảng đang tìm hiểu và ở bất kì nền tảng nào thuận tiện cho họ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần đầu tư một công cụ thực sự có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng và vận hành hoạt động một cách quy củ nhất.
Quy hoạch mọi thứ về cùng một nền tảng hay hệ thống duy nhất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nhiều quy trình làm việc:
Callio – giải pháp tối ưu tích hợp cả 2 chức năng CRM quan trọng cho mọi doanh nghiệp vào trong một phần mềm quản lý kinh doanh duy nhất.
CRM vận hành – Từ quá trình liên hệ khách hàng, hệ thống thông tin của họ tới việc chăm sóc các nhu cầu của khách, Callio đều có thể tối ưu với nhiều tính năng hữu dụng:
CRM phân tích – Callio hỗ trợ báo cáo hiệu quả công việc một cách hiệu quả:
Trong bối cảnh đua nhau về phía công nghệ số, việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác là vô cùng quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp không bỏ lỡ những cơ hội bứt phá doanh thu. Đăng ký trải nghiệm Callio 7 ngày miễn phí và kiến tạo bước ngoặt kinh doanh cho doanh nghiệp ngay hôm nay!