pano

10 quan điểm sai lầm phổ biến về công nghệ VoIP

Admin
Cập nhật lần cuối: 07/04/2021
Tổng quan bài viết

Công nghệ VoIP không phải là một công nghệ mới, nhưng ngày nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm như: VoIP không an toàn, đắt tiền, khó cài đặt… Liệu đây có phải là sự thật?

Cùng Callio tìm hiểu và làm sáng tỏ 10 quan điểm sai lầm phổ biến về công nghệ VoIP ngay trong bài viết sau.

1. VoIP không an toàn?

Đa số người dùng hoặc Doanh nghiệp đều nghĩ khi sử dụng điện thoại mà bằng đường truyền Internet sẽ kém an toàn. Tuy nhiên, thực tế là Điện thoại IP không kém an toàn so với Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) truyền thống. Nhờ mã hóa, VoIP có thể giảm thiểu rủi ro hiệu quả hơn so với điện thoại cố định truyền thống.

Hệ thống điện thoại VoIP cũng cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao. Hầu hết các nhà cung cấp đều cung cấp mã hóa cuộc gọi, xác thực hai yếu tố, giám sát nâng cao và nhật ký chi tiết.

2. VoIP chỉ dành cho các Công ty công nghệ?

Có ý kiến cho rằng muốn sử dụng được VoIP thì Doanh nghiệp phải có kinh nghiệm về công nghệ chuyên sâu.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy có rất nhiều tổ chức, Doanh nghiệp sử dụng VoIP thậm chí không có cả phòng IT, có thể kể đến như dịch vụ vận tải, tư vấn luật, đại lý xe hơi, bất động sản… Các nhà cung cấp dịch vụ tổng đài VoIP sẽ hướng dẫn hoặc trực tiếp thiết lập hệ thống điện thoại theo yêu cầu của Tổ chức, Doanh nghiệp

3. VoIP không được sử dụng rộng rãi?

Nhiều người nghĩ VoIP là một dịch vụ mới nên ít được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng mỗi khi bạn thực hiện cuộc gọi qua internet, bạn đang sử dụng VoIP?

Đó là một công nghệ viễn thông đã tồn tại hơn 25 năm. Các ứng dụng liên lạc mà bạn đã quen thuộc, chẳng hạn như Skype và WhatsApp, sử dụng công nghệ VoIP cho các cuộc gọi âm thanh và video.

4. VoIP không đáng tin cậy?

Nếu bạn đang băn khoăn về việc có nên lựa chọn một hệ thống điện thoại VoIP hay hệ thống điện thoại truyền thống vì có nhiều người đã nói rằng VoIP không đáng tin cậy.

Thực tế các nhà cung cấp dịch vụ tổng đài VoIP đều có những cam kết nhất định. Với VoIP ngay cả khi bị mất điện , bạn hoàn toàn có thể chuyển tiếp cuộc gọi đến điện thoại di động hoặc laptop được kết nối với Wifi, sử dụng app trên di động kết nối 4G…

5. VoIP có chất lượng cuộc gọi kém?

Một quan niệm sai lầm phổ biến rằng các cuộc gọi được thực hiện qua Thoại qua IP kém hơn các lựa chọn thay thế điện thoại cố định của họ. Thực tế là với kết nối internet tốt và băng thông 100Kbps, các cuộc gọi VoIP nghe tốt hơn so với điện thoại truyền thống.

Gọi thoại HD sử dụng âm thanh băng rộng hỗ trợ gấp đôi tần số âm thanh mà điện thoại Analog cung cấp. Điện thoại VoIP tự động thích ứng với băng thông khả dụng để cung cấp cho người gọi âm thanh chất lượng cao.

Nhiều thiết bị cầm tay VoIP cung cấp các tính năng khử tiếng ồn giúp cải thiện chất lượng âm thanh của mọi cuộc gọi. Nếu bạn có kết nối internet băng thông rộng, lưu lượng thoại sẽ rất rõ ràng.

6. VoIP rất đắt đỏ?

Nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư hệ thống VoIP rất đắt đỏ và không tối ưu được chi phí so với hệ thống điện thoại truyền thống.

Trên thực tế, khi áp dụng hệ thống VoIP, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cắt giảm từ 30% – 65% chi phí phát sinh hàng tháng, có thể kể đến như gọi nội bộ miễn phí, cước cuộc gọi thấp (do có thể lựa chọn đầu số cho từng khu vực để gọi nội hạt), …

Các API hay mở rộng tính năng đối với hệ thống tổng đài cũ nếu muốn sử dụng đều phải mua bản quyền với chi phí khá đắt đỏ. Riêng VoIP khi nâng cấp, tích hợp thì chi phí lại thấp, phù hợp cho mọi tổ chức, Doanh nghiệp.

7. VoIP rất khó cài đặt?

Vài năm trước, các doanh nghiệp cần các chuyên gia viễn thông để cài đặt và cấu hình hệ thống điện thoại của họ. Điều này thường có nghĩa là thiết bị PBX cồng kềnh và hệ thống dây kết nối chằng chịt.

Thiết lập hệ thống điện thoại VoIP dễ dàng như tải xuống một ứng dụng. Không cần bất kỳ kiến ​​thức kỹ thuật nào, bạn có thể quản lý số điện thoại, luồng cuộc gọi và người dùng của mình. 

Và như đã đề cập ở trên, các nhà cung cấp dịch vụ tổng đài VoIP sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn mọi thứ theo như kịch bản tổng đài do tổ chức, Doanh nghiệp của bạn mong muốn. Thậm chí bạn có di dời địa chỉ, chỗ làm việc… chỉ cần mang theo thiết bị và kết nối vào Internet là đã có thể làm việc.

8. Không thể giữ lại các số điện thoại cũ khi sử dụng VoIP?

Nhiều người vẫn đang lo lắng và tin rằng khi sử dụng VoIP sẽ phải đăng ký đầu số mới cho Doanh nghiệp của mình. Tất nhiên không ai muốn thay đổi số điện thoại đã làm nên thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, hiện nay các nhà mạng đều có thể chuyển đổi các dạng đầu số cố định cũ hay số di động trở thành số SIP để đấu nối vào tổng đài VoIP một cách dễ dàng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể trải nghiệm những tính năng tuyệt vời của hệ thống VoIP mà vẫn giữ lại được đầu số thương hiệu của mình.

9. Mạng Internet hiện tại không đủ xử lý VoIP?

Mọi người đều nghĩ chỉ có Doanh nghiệp lớn và đủ tiềm lực tài chính mới có thể trang bị VoIP vì họ cần trang bị mạng Internet tốc độ cao mới đủ cho hệ thống VoIP hoạt động. 

Tuy nhiên, Để thực hiện và nhận cuộc gọi VoIP, bạn cần băng thông tải lên và tải xuống tối thiểu 100 Kbps trên mỗi đường truyền. Một kết nối DSL hoặc cáp đơn là đủ. Hầu hết các gói băng thông rộng dành cho doanh nghiệp bắt đầu ở tốc độ 25 Mbps, tức là 25.000 Kbps.

10. VoIP không hỗ trợ các thiết bị hiện có của bạn?

Một số ý kiến cho rằng, để sử dụng VoIP bạn phải trang bị lại hệ thống phần cứng tổng đài, các thiết bị đầu cuối mới… điều này làm đội chi phí.

Thực tế bạn không cần phải trang bị phần cứng tổng đài, mọi thiết lập đều được xử lý trên cloud của các nhà cung cấp dịch vụ VoIP. Đối với các thiết bị đầu cuối bạn hoàn toàn có thể tận dụng được bằng cách trang bị các gateway chuyển đổi (FXS, FXO) với chi phí rất vừa phải.

Tuy nhiên nếu thiết bị ấy đã quá cũ và lỗi thời, tốt nhất bạn nên cân nhắc lựa chọn các thiết bị đầu cuối (IP Phone, tai nghe) VoIP để có trải nghiệm chất lượng tốt nhất.

Với 10 lầm tưởng và quan niệm sai lầm này đã được làm sáng tỏ, bạn đã sẵn sàng để xem VoIP có thể mang lại lợi ích cho bạn như thế nào chưa?

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu