pano

Top 7 phần mềm CRMs cho Startup 2024

Nga Vu
Cập nhật lần cuối: 25/12/2023

Doanh nghiệp khởi nghiệp có rất nhiều công việc trong danh sách công việc cần theo dõi – những đối tác quan trọng cần gặp, những thỏa thuận quan trọng cần hoàn thành hay những khách hàng cần chăm sóc – điều này gây ra sự mệt mỏi rất lớn cho các nhà quản trị. May mắn thay, hiện nay có khá nhiều công cụ để giúp doanh nghiệp quản lý, cải thiện quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian quản lý vận hành cũng như chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Một trong những công cụ này là giải pháp quản trị quan hệ khách hàng (CRM).

Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là gì?

Một cách tổng quan, phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp lưu trữ dữ liệu khách hàng một cách dễ dàng, giám sát quy trình bán hàng của họ và thành công trong việc dự báo doanh số bán hàng – tất cả được thực hiện chỉ với một công cụ duy nhất.

Những CRM tốt nhất là giúp doanh nghiệp có thể tùy chỉnh, tự động hóa bán hàng và thực hiện các chiến dịch email cũng như gọi, chat. Công cụ này cũng giúp hệ thống thông tin khách hàng, đánh giá tiềm năng và quản lý tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng một trong những hệ thống CRM sau để quản lý dữ liệu khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả bán hàng.

Top 7 phần mềm quản trị quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp 2024

1. Callio

Callio là phần mềm quản lý kinh doanh tập trung thế hệ mới, được xây dựng để dành cho:

  • các team/phòng/khối kinh quanh có tốc độ mở rộng nhanh nhất
  • các team/phòng/khối kinh doanh có tốc độ tăng quân số nhanh nhất
  • các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cửa hàng, chủ hộ kinh doanh
  • startups, doanh nghiệp khởi sự dự kiến có tốc độ scaleup/ tăng trưởng nhanh chóng
  • các Giám đốc Kinh doanh hightech, quản trị tối giản tập trung vào hiệu quả
  • mô hình quản lý kinh doanh có nhiều CTV làm việc từ xa
  • mô hình quản lý đề cao xây dựng trải nghiệm khách hàng xuyên suốt
image

Chức năng chính của Callio bao gồm: tích hợp giao tiếp đa kênh all-in-one với khách hàng, đối tác; quản lý thông tin và gia tăng trải nghiệm khách hàng, quản lý và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh.

Đặc điểm CRM nổi bật của Callio:

  • Chat bán hàng all-in-one: Callio gom nhiều trang mạng xã hội và quản lý chung trên một phần mềm, tổng hợp thông tin khách hàng đổ về từ tất cả nền tảng báng và đồng bộ luồng giao tiếp khách hàng trong một khung chat, giúp trải nghiệm đa kênh của khách hàng được liền mạch.
  • Chủ động nhận diện và tạo danh sách khách hàng đổ về từ các nền tảng bán hàng của doanh nghiệp, bảo đảm không bỏ sót và làm mất thông tin khách hàng.
  • Quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng bằng hệ thống ticket, lưu và tra cứu toàn bộ lịch sử trao đổi khách hàng, nhắc lịch gọi điện thăm hỏi, ghi chú các đặc điểm quan trọng về khách hàng, v.v… tạo trải nghiệm khách hàng tối ưu.
  • Thiết lập và theo dõi KPI đội nhóm: tự động chia lead cho nhân viên theo quy định của quản lý và thống kê tỷ lệ hoàn thành KPI theo thời gian thực.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Callio giúp báo cáo chi tiết số lượng khách hàng, cơ hội bán hàng, tương tác khách hàng, cuộc gọi, tin nhắn, email,… theo thời gian và theo từng nhân viên, đội nhóm.
  • Hạ tầng Callio đáp ứng lưu lượng lớn truy cập lớn, mở rộng quy mô không giới hạn, dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Mặc dù vậy, các tính năng hiện tại của Callio sẽ chủ yếu phù hợp với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh thông qua đội ngũ telesales.

2. Close CRM

Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp đều có những nhu cầu khác nhau. Các công ty thương mại điện tử B2C, ví dụ, có lẽ sẽ muốn truy cập vào các tính năng CRM khác nhau so với các công ty phần mềm B2B.

image 1

Close CRM là một lựa chọn đáng cân nhắc cho hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ưu điểm của Close CRM bao gồm:

  • Tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại bằng cách sử dụng các tính năng tự động hóa bán hàng, bao gồm cả khả năng làm việc với Workflow của Close.
  • Dễ dàng quản lý danh bạ và theo dõi các công việc quan trọng cho toàn đội.
  • Phân tích báo cáo tùy chỉnh và chi tiết về tiềm năng bán hàng của từng khác, phân tích các KPI cụ thể và hiệu suất của từng nhân viên.

Tuy nhiên, Close CRM chỉ cho phép trải nghiệm miễn phí 14 ngày và chủ tập trung vào bán hàng, khó bao quát các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.

3. HubSpot

HubSpot là công cụ bán hàng và tiếp thị nổi tiếng. Gõ bất kỳ thuật ngữ nào liên quan đến bán hàng hoặc tiếp thị vào Google và bạn có thể sẽ tìm thấy một bài đăng trên blog của HubSpot về nó.

Tuy nhiên, Hubspot không chỉ tập trung vào việc sản xuất nội dung. Họ cũng tạo ra các công cụ cho các đội ngũ tiếp thị, bán hàng và trải nghiệm khách hàng. Công cụ chính của họ là một hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), bao gồm quản lý liên hệ, tiếp thị qua email và các tính năng tự động hóa bán hàng.

image 2

Ưu điểm các tính năng bán hàng của HubSpot:

  • HubSpot CRM mang lại cái nhìn toàn cảnh về bán hàng cho các quản lý và điều hành bán hàng.
  • Giải pháp CRM này có thể truy cập trên bất kỳ thiết bị nào, bao gồm cả điện thoại di động.
  • Nền tảng bao gồm đặt lịch hẹn, trò chuyện trực tiếp và tính năng thanh toán, giảm số lượng ứng dụng phải sử dụng (và trả tiền) thêm.

Tuy nhiên, HubSpot không linh hoạt với mức độ tùy chỉnh cao, điều này có thể là vấn đề đối với một số doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó, CRM miễn phí của HubSpot rất hạn chế và khi cần nâng cấp hay mở rộng quy mô kinh doanh thì chi phí chi trả sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

4. Saleforce

Salesforce là một trong những phần mềm CRM hàng đầu trên thị trường vì nó là sản phẩm xuất hiện đầu tiên và nó cung cấp đầy đủ các tính năng hữu ích để đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau.

Ưu điểm tính năng bán hàng của Salesforce:

  • Có bảng điều khiển để theo dõi hiệu suất của đội.
  • Tự động hóa và đơn giản hóa quy trình bán hàng và tăng năng suất.
  • Dự báo bán hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ ra quyết định tốt hơn.
  • Hỗ trợ tích hợp Salesforce với các công cụ quản lý khác hiện hành của doanh nghiệp.
image 3

Nhưng đi kèm với những ưu thế siêu việt thì nhược điểm của Saleforces cũng là không phải lúc nào nó cũng dễ sử dụng. Doanh nghiệp sẽ cần phụ chi nhiều chi phí vận hành team quản lý chuyên biệt cũng như chi phí nâng cấp hay bổ sung tính năng.

5. Zoho CRM

Zoho CRM là một ứng dụng cạnh tranh mạnh mẽ với những “tên tuổi” CRM khác nhờ vào sự dễ sử dụng của nền tảng, kết hợp với bộ tính năng mạnh mẽ cho các đội bán hàng và tiếp thị.

image 4

Ưu điểm của Zoho CRM:

  • Zoho CRM dễ sử dụng, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể làm quen và sử dụng nó một cách nhanh chóng.
  • Có thể tùy chỉnh để phù hợp với các nhu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.
  • Có tính năng chuyển dữ liệu từ bảng tính sang CRM một cách dễ dàng.
  • Tích hợp với các nền tảng truyền thông xã hội cho mục đích bán hàng.

Nhược điểm của Zoho CRM là chi phí nâng cấp cao và không thể theo dõi từng tin nhắn/email với khách hàng.

6. Piledrive

Pipedrive có lẽ không phải là tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực CRM, nhưng nó vẫn phổ biến đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Piledrive đã đạt được thành công nhờ vào giao diện dễ sử dụng và các tính năng giúp các nhân viên bán hàng kết nối với khách hàng và hoàn thành giao dịch một cách hiệu quả.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Pipedrive là khả năng trực quan hóa của nó. Donh nghiệp có thể nhìn thấy toàn bộ quy trình bán hàng, từ đầu đến cuối, và cập nhật dòng chảy bán hàng chỉ với một vài thao tác kéo và thả các trường thông tin.

image 5

Ưu điểm của Pipedrive:

  • Tận dụng tự động hóa việc nhập dữ liệu và cải thiện năng suất cá nhân.
  • Sử dụng các công cụ tiếp thị qua email tích hợp để duy trì liên lạc với khách hàng tiềm năng mọi lúc.
  • Theo dõi tiến triển của cả bộ phận qua bảng điều khiển hình ảnh và báo cáo được tùy chỉnh dễ dàng.

Nhược điểm của Pipedrive là giới hạn dùng thử 14 ngày và chỉ tập trung vào bán hàng, không phù hợp với tính chất doanh nghiệp cần vận hành đa chức năng.

7. Agile CRM

image 6

Lợi thế cạnh tranh của Agile CRM đến từ gói dịch vụ miễn phí có nhiều tính năng hữu ích và chuyên nghiệp.

  • Agile CRM gói miễn phí cho phép 10 người sử dụng, với một bộ tính năng phục vụ tương đối cho các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, tính năng đặt lịch hẹn và đánh giá xếp hạng khách hàng tiềm năng đều được bao gồm trong gói miễn phí.
  • Những người bán hàng có thể kích hoạt theo dõi tự động và phân tích số liệu thời gian thực của nhiều giao dịch khác nhau cùng một lúc.
  • Các gói chi phí cao hơn cung cấp nhiều tính năng tiện ích khác, bao gồm quản lý liên hệ, tự động hóa tiếp thị và báo cáo thời gian thực.

Có nhiều ưu điểm như vậy nhưng Agile CRM lại không hề dễ dùng, thậm chí được đánh giá là khá cồng kềnh khi mới sử dụng. Doanh nghiệp cũng cần tốn thêm nhiều chi phí để truy cập vào hết các tính năng và đặc biệt là khó mở rộng đội ngũ bán hàng quá lớn.

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu