02

(P1) 6 cấp độ bán hàng cần có của một salesman chuyên nghiệp

By Admin - 12/05/2021

Trong lĩnh vực kinh doanh, nhân viên Sale hay bộ phận salesman thường đó là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh nào. Mỗi Salesman (Nhân viên bán hàng – nhân viên sale marketing) được coi như đó là bộ mặt của cả doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự tìm hiểu nghề Sales là gì và cách xây dựng một chiến lược Salesman đó như thế nào chưa?

I.  Sales là gì – Salesman nghĩa là gì? 

Salesman là một vị trí nhân viên kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhân viên salesman có những nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn những sản phẩm – dịch vụ phù hợp, cũng như giải đáp được các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ đó, thuyết phục được khách mua hàng và giúp tăng doanh thu cho công ty. Do đó,với mỗi nhân viên Salesman được coi như là bộ mặt của cả công ty. Nếu bạn là một đơn vị kinh doanh, salesman lại càng là một  bộ phận quan trọng để giúp thúc đẩy doanh thu đó cho công ty và chắc chắn sẽ không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình cũng như những chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng.

II. Công việc của nhân viên sale là gì

Tùy vào  từng lĩnh vực mà nhân viên kinh doanh có những nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, công việc dưới đây sẽ là một số việc cơ bản nhất của một nhân viên salesman làm hàng ngày

Nắm bắt được thông tin những sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp (mã sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dáng…).

Nhân viên salesman khi làm việc ở các cửa hàng cần phải biết quan sát, tư vấn cho khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ và giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp. Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra về tốc độ tiêu thụ hàng hóa và báo cáo lại.

  • Tìm kiếm được những khách hàng bằng cách như gặp gỡ, gọi điện giới thiệu cho những khách hàng đó về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Giúp khách hàng tiếp cận đến các sản phẩm mà họ cần mua.
  • Báo giá, đàm phán về giá cả, thỏa thuận về thời hạn thanh toán và giao hàng.
  • Kiểm kê số lượng hàng hóa, bổ sung những mặt hàng thiếu.
  • Gửi báo cáo về kinh doanh cho quản lý.
III. Tại sao Sales lại quan trọng? 

Xin nhắc lại, nhân viên salesman là người tiếp xúc trực tiếp với các khách để thúc đẩy hành vi mua hàng. Nếu các khách hàng không hài lòng hoặc có những ấn tượng không tốt với nhân viên salesman, họ có thể sẽ không bao giờ quay lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty mặc dù nó có tốt đi chăng nữa.

Chính vì như vậy, các công ty thường phải đầu tư nhiều vào chính sách đào tạo cho nhân viên salesman. Một nhân viên salesman đòi hỏi rất nhiều kỹ năng sale cơ bản và cả đạo đức nghề nghiệp để có thể đủ các tiêu chuẩn “chinh chiến” trong cuộc đua để tạo doanh thu cho công ty.

Khi bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn cần tìm hiểu nó và nghiên cứu về những nhu cầu đang có trên thị trường hiện nay, nhu cầu đó có đang diễn ra như thế nào, ở đâu và cả khi nào. Các nhóm salesman và Marketing không chỉ là giao tiếp và bán các giá trị sản phẩm của công ty đó tới khách hàng mà còn liên tục thu thập, hay tổng hợp các thông tin trên thị trường và giúp công ty đó xây dựng, phát triển trên chiến lược kinh doanh.

Hiểu biết được về thị trường và có thể đưa ra được các quyết định phù hợp với thị trường của sản phẩm, đó chính là công việc của những nhân viên kinh doanh. Và đây cũng là câu trả lời cho những thắc mắc như: làm salesman là làm gì, sale là công việc gì hay công việc của nhân viên bán hàng… Bên cạnh đó, quản lý dòng tiền luôn luôn quan trọng đối với tính bền vững của một hay bất kỳ doanh nghiệp nào. Không có bộ phận nào sẽ khác mà tác động đến sự phát triển của dòng tiền hơn bộ phận salesman (và Marketing).

(Còn tiếp)

Đăng ký trải nghiệm ngay!