CRM hiện nay đang là một thuật ngữ phổ biến trong các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng Callio tìm hiểu về định nghĩa CRM là gì và mục tiêu của CRM.
CRM là gì? CRM – Customer Relationship Management – viết tắt của cụm từ quản lý quan hệ khách hàng. CRM nghiên cứu về hành vi và nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ mạnh mẽ hơn với họ. Tuy chứa nhiều yếu tố công nghệ, nhưng CRM quản lý quan hệ khách hàng không đơn thuần chỉ là một công cụ điện tử mà còn là chìa khóa để kinh doanh thành công.
Chúng ta nên coi CRM như một chiến lược hữu ích trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cách đáp ứng được những nhu cầu đó nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Chiến lược này dựa trên việc tập hợp lại những mảnh thông tin về khách hàng và xu hướng thị trường mà doanh nghiệp đang có, nhờ vậy doanh nghiệp có thể bán và quảng cáo sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả hơn.
CRM giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn thấu đáo về hành vi và giá trị của khách hàng thông qua các công cụ công nghệ và nguồn nhân lực. Doanh nghiệp xây dựng và sử dụng hệ thống CRM hiệu quả sẽ:
Bạn sẽ không thể đạt được những hiệu quả tuyệt vời trên chỉ đơn giản bằng cách mua và cài đặt crm quản lý thông tin khách hàng. Để quản lý quan hệ khách hàng thực sự hoạt động hiệu quả, đầu tiên doanh nghiệp cần hiểu ai là khách hàng của mình và họ có giá trị như thế nào trong vòng đời khách hàng.
Sau đó, công ty phải xác định nhu cầu khách hàng và cách đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt nhất. Tiếp theo là xem xét thông tin về khách hàng theo những góc nhìn khác nhau: họ đến với doanh nghiệp như thế nào, những dữ liệu khách hàng này được lưu trữ ở đâu và hiện đang được sử dụng hiệu quả hay không…
Ví dụ, một công ty có thể tương tác với khách hàng theo nhiều cách, bao gồm các chiến dịch gửi email, các trang web, các cửa hàng thực tế, tương tác qua tổng đài điện thoại, qua các nhân viên bán hàng và các chương trình quảng cáo.
Hệ thống CRM liên kết những phương pháp trên lại với nhau và tạo thành một dòng chảy dữ liệu xuyên suốt. Những dữ liệu đã được thu thập sẽ luân chuyển giữa các hệ thống đang hoạt động (như hệ thống bán hàng và hệ thống kiểm kê), sau đó hệ thống phân tích có thể giúp sắp xếp hồ sơ thông tin này. Cuối cùng, các nhà phân tích của công ty sẽ có đủ dữ liệu để nhìn tổng thể về từng khách hàng và khu vực dịch vụ cần được cải thiện.
Một số dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn cần có một hệ thống CRM là gì:
Thay vì đầu tư thời gian và chi phí khá lớn để xây dựng hệ thống CRM thì doanh nghiệp có thể xem xét và dùng thử nền tảng CRM Callio – CRM mới nhất năm 2022. Được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên phong, Callio sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc quá trình chốt sales và đẩy mạnh quy trình chăm sóc khách hàng.