Bạn có đang chán nản khi khách hàng liên tục tắt máy và từ chối nghe bạn nói trong những cuộc cold-calling? Không biết nên dừng lại hay tiếp tục vì mỗi lần như vậy sếp lại động viên bạn hãy kiên trì vì “mưa dầm thấm lâu” hay “gọi nhiều lần rồi cũng có một lần thành công”.
Nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh tương tự thì xin hãy chớ lo lắng vì rất nhiều người cũng đang có ý định từ bỏ sau khi gặp quá nhiều lời từ chối. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp thành công với phương pháp này. Bí quyết là vì họ thực hiện đúng cách. Cách gì thì mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Cold-calling là thuật ngữ chỉ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các cuộc gọi điện thoại. Nó còn thường được biết với cái tên khác như: tiếp thị qua điện thoại, chào hàng qua điện thoại, telesales,
Chín trong số mười khách hàng bạn gọi trả lời tôi đang bận không có thời gian nói chuyện. Đây là cách đơn giản khách từ chối nói chuyện đối với bạn vì bạn không phải là ưu tiên hàng đầu. Nếu khách hàng tiềm năng thực sự bận rộn, họ chỉ đơn giản là cúp máy hoặc bỏ qua cuộc gọi của bạn hoàn toàn.
Đối với Cold-calling, công việc của bạn là thể hiện giá trị sớm và thường xuyên. Như Anthony Iannarino, cựu chiến binh bán hàng nói, Nhận thức về giá trị càng lớn, khả năng bạn đạt được cam kết sẽ cùng nhau tiến lên.
Vì vậy, nếu có phương pháp thì cold-calling lại là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Cold-calling thường bị cho là làm phiền khách hàng và không đủ sức thu hút nên có tỷ lệ từ chối rất cao. Chưa kể tới việc nhiều kẻ lừa đảo thường xuyên sử dụng phương pháp này để tiếp cận khách hàng, khiến cho cold-calling càng trở nên khó khăn.
** Tham khảo ngay: tổng đài ảo cho doanh nghiệp – giải pháp theo dõi và quản lý hàng ngàn cuộc gọi bán hàng thông qua công nghệ tối ưu nhất hiện nay
Vậy có cách nào để hạn chế được những thất bại đáng tiếc? Mấu chốt nằm ở một kịch bản cold call xuất sắc mà bạn có thể xây dựng dựa trên các bước sau đây:
Thời gian luôn có hạn, do vậy, sẽ là khôn ngoan nếu bạn không tốn công sức vào những thị trường không phù hợp với sản phẩm của công ty mình. Hãy xác định sản phẩm của bạn có liên quan tới ngách nào: tài chính, ngân hàng hay khách sạn,…
Đừng ngại ngần dành thời gian để lựa chọn ngách thị trường kỹ càng vì nó sẽ giúp ích nhiều cho quá trình sau này và làm tăng tỷ lệ chấp nhận cuộc gọi. Hãy sử dụng thêm các công cụ như Google Trends. Facebook, Tiktok,.. để tìm kiếm thị trường ngách.
Hãy nghĩ về những khách hàng tốt nhất hoặc những người mà bạn đã gọi điện thành công trong quá khứ và tìm ra đặc điểm chung của họ. Ví dụ công ty của bạn cung cấp các sản phẩm tập yoga và có thể nhân viên làm việc tại ngân hàng, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng,… sẽ cần đến.
Một khi đã xác định được ngách thị trường phù hợp, bạn đã sẵn sàng chuyển sang bước thứ 2.
Với sự phát triển của mạng xã hội, việc tìm kiếm các công ty cụ thể hoặc những người có thể sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
LinkedIn là một công cụ thực sự hữu ích trong bước này. Cùng quay lại ví dụ công ty bạn quyết định cung cấp sản phẩm tập yoga cho nhân viên khách sạn. Với LinkedIn, sẽ dễ dàng tìm được những người làm việc tại khách sạn, quản lý khách sạn,… bằng chế độ lọc kết quả tìm kiếm.
Chắc chắn rằng dành thời gian tìm hiểu về khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn có được những cuộc cold-calling thành công hơn.
Sau khi đã lựa chọn được một danh sách những khách hàng bạn muốn gọi, đừng chỉ dừng lại ở việc biết tên và số điện thoại của họ, việc trả lời những câu hỏi sau đây sẽ giúp ích cho bạn:
Công ty họ làm về ngách thị trường nào?
Công việc cụ thể mà họ làm là gì?
Bạn đã từng làm việc với cá nhân/công ty nào tương tự nào chưa?
Một vài điều thú vị về họ là gì?
Các cuộc gọi chào hàng thường gây phiền nhiễu khiến người nghe có xu hướng từ chối và dập máy ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu có thể đề cập tới điều gì đó liên quan tới họ, bạn sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của họ. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được chỉ với vài phút tìm hiểu về khách hàng.
Giới thiệu
Bắt đầu bằng việc giới thiệu tên của bạn và công ty bạn làm việc với giọng tự tin, dõng dạc và tràn đầy năng lượng. Ấn tượng ban đầu luôn quan trọng đối với cả cảm xúc và lý trí. Thật không hay nếu khách hàng nghĩ bạn là người bán hàng đa cấp hoặc lừa đảo nếu họ cảm thấy trong giọng nói có sự không chắc chắn, đáng tin.
Làm quen
Sau khi giới thiệu về bản thân và công ty, nhiều người sẽ ngay lập tức đề cập đến sản phẩm họ đang muốn bán cho khách hàng. Làm như vậy sẽ chỉ khiến người nghe muốn từ chối ngay mà thôi. Thay vào đó, hãy dừng lại vài giây để khách hàng tiềm năng xác nhận xem bạn có thể là ai và giữa 2 bên có mối liên hệ nào không.
Sau đó, đưa ra một vài câu hỏi để thiết lập mối quan hệ. Mục tiêu là: Hãy nói chuyện và chứng minh bạn quen thuộc với họ và công ty của họ. Một câu hỏi hay sẽ có chủ đề liên quan tới khách hàng và làm cho họ mỉm cười.
Vào vấn đề chính
Hãy cho khách hàng thấy được bạn đã từng làm việc với các công ty tương tự và hiểu được những thách thức mà họ đang gặp phải. Không nên nói về bản thân công ty và sản phẩm của bạn tốt như thế nào – đây là sai lầm của nhiều người. Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm của cuộc hội thoại.
Để xây dựng một hệ thống quản lý thông tin khách hàng và đội ngũ nhân viên sales thực hiện cuộc gọi cold-calling chào bán hàng và giới thiệu sản phẩm công ty cần bỏ ra một khoản đầu tư khá lớn. Giải pháp CRM Callio là một sản phẩm của Gadget – Startup công nghệ, sáng lập bởi những chuyên gia có 10-15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT. CRM Callio nền tảng gọi điện tốt nhất cho đội ngũ bán hàng trong năm 2020 với dịch vụ tổng đài thông minh giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn với ít nỗ lực hơn.
CRM Callio hoạt động trên nền tảng tổng đài 4.0 – Quay Gọi thông minh:
Gọi ra: Cước gọi kinh tế, Tự động chọn nội mạng, Click to call không cần bấm số
Gọi vào: Tự động truy vấn thông tin khách hàng giúp nhân viên làm chủ tình huống, cài đặt menu trả lời, tự động định tuyến cuộc gọi vào
=>> Không mất chi phí – Dùng thử 7 ngày phần mềm CALLIO giải quyết ngay những rắc rối từ đội sales – Gia tăng doanh số lên 20 lần cho doanh nghiệp => Bấm TẠI ĐÂY