pano

Top 07 xu hướng CRM nổi bật năm 2024 cho doanh nghiệp

Nga Vu
Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Tổng quan bài viết

CRM (Quản lý Mối quan hệ Khách hàng) là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhờ nhiều tiện ích tối ưu. Dự kiến vào cuối năm 2025, ngành CRM sẽ góp phần tạo ra mức doanh thu ấn tượng lên đến 80 tỷ đô la. Bên cạnh đó, có đến 82% các doanh nghiệp thành công đánh giá cao ứng dụng của công cụ này trong việc nắm bắt thông tin quan trọng và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.

Nếu sự tăng trưởng là mục tiêu thường trực của doanh nghiệp thì phần mềm CRM không còn là một lựa chọn có hoặc không mà nó là một công cụ bắt buộc để cải thiện cơ hội kinh doanh. Vậy đâu là các xu hướng CRM doanh nghiệp cần chú ý và cải tiến cho hệ thống kinh doanh hiện hành?

1280X1280 1

1. CRM ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nếu năm 2023 nhiều người vẫn lo ngại về Trí tuệ nhân tạo, thì từ năm 2024, doanh nghiệp nên nhìn trí tuệ nhân tạo như một bàn đạp thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp sẽ thấy AI giúp cải thiện các công việc tốt hơn, chứ không phải là để thay thế hoàn toàn các nhiệm vụ.

Hầu hết các doanh nghiệp vào năm 2023 còn băn khoăn về cách thức và khoảng thời gian khi nào thì nên áp dụng AI trong các công việc hằng ngày, nhưng các nhà cung cấp Dịch vụ Phần mềm dưới dạng Dịch vụ (SaaS) đã thực hiện công việc đó với các phần mềm quản lý kinh doanh tập trung hiệu quả.

Trí tuệ nhân tạo trong CRM có tác dụng như thế nào?

  • Dự báo bán hàng – Ngoài việc chỉ cập nhật và đánh giá dữ liệu hiện tại, dự báo tạo bởi CRM được tích hợp AI có thể hệ thống và phân tích tất cả dữ liệu tại tất cả thời điểm để đưa ra dự báo chính xác hơn.
  • Cập nhật thông tin – Bạn có thể tạo yêu cầu nhắc nhở, ví dụ nhắc nhở trong hai ngày tới sẽ gửi khách hàng tin nhắn hỏi thăm hoặc giải quyết vấn đề gặp phải. CRM tích hợp AI sẽ nhắc nhở bạn đúng lịch đã định chỉ với những thông tin cơ bản về cuộc gọi bạn cung cấp.

2. Automation – Tự động hóa trong CRM

CRM có tính tự động hóa sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao năng suất của nhân sự nhờ việc tự động làm các hoạt động đơn giản như:

  • Đánh giá khách hàng tiềm năng: Tự động đánh giá tiềm năng cho một khách hàng dựa trên các thuộc tính được cung cấp như ngành hàng, quy mô công ty, địa điểm địa lý,…
  • Phân chia lead: Thay vì phân công thủ công, CRM cho phép tự động hóa quy trình này dựa trên các thuộc tính của lead giúp tiết kiệm thời gian và phân bổ nhân sự đồng đều, giảm thiểu sự tranh giành khách giữa các nhân viên bán hàng.
  • Tự động gửi Email cho khách hàng: tự động gửi email cho khách theo các dịp được lên lịch trước, tránh bỏ sót thông tin hoặc bỏ sót khách, giúp tăng trải nghiệm khách hàng.
greter

3. CRM hướng đến tính cá nhân hóa theo người dùng

Nhu cầu của mỗi doanh nghiệp là không giống nhau, vì vậy họ sẽ thích các CRM có thể tùy chỉnh theo mục tiêu, nhu cầu của mình. Đây cũng là xu hướng của CRM trong thời gian tới, nâng cao tính tùy biến, linh hoạt, thậm chí là tùy chỉnh chi tiết đến từng vị trí nhân sự, phù hợp với nhu cầu công việc của họ.

4. CRM mạng xã hội (Social CRM)

Hiểu một cách đơn giản, social CRM là tích hợp các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… với nền tảng CRM. Sự tích hợp này cung cấp cho các công ty cái nhìn toàn diện hơn về những gì khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội cũng như có thêm sự hiểu biết sâu sắc hơn về trải nghiệm của họ với thương hiệu.

Bằng cách tận dụng social CRM, tổ chức có thể nhanh chóng phản hồi khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách mọi lúc mọi nơi và quan trọng là đảm bảo trải nghiệm xuyên suốt, liền mạch cho khách hàng hay vì dàn trải các điểm chạm ở nhiều nền tảng.

5. CRM có khả năng tích hợp để cải thiện theo dõi tương tác của khách hàng và năng suất đội nhóm

Ngày nay, người tiêu dùng tương tác với các thương hiệu tại các kênh tiếp xúc khác nhau như trang web, các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng di động, chiến dịch email và giao tiếp trực tiếp. Điều này dẫn đến đòi hỏi về những giải pháp CRM có thể tích hợp tất cả những kênh bán hàng trên về trên cùng một nền tảng một cách nhất quán, mượt mà, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi tương tác của khách hàng một cách xuyên suốt và điều chỉnh chiến lược một cách phù hợp.

Ngoài ra, một hệ thống CRM tích hợp sẽ là một bước đột phá trong việc phối hợp giữa các phòng ban như sales, marketing hay vận hành. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đạt được các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPIs), mục tiêu ngắn hạn và dài hạn dựa trên nỗ lực đồng bộ, thống nhất của nhiều phòng ban.

ff4ae180 1af3 4d98 9303 3a13c0bc74d7

6. CRM có tính năng tương tác qua giọng

Trong những năm gần đây, các trợ lý ảo bằng giọng nói như Siri và Alexa đã trở nên phổ biến. Theo xu hướng CRM mới nhất cho năm 2024, phần mềm quản lý mà nhiều doanh nghiệp đang ưa chuộng là những phần mềm cho phép tương tác bằng giọng nói. Tính năng này cho phép người dùng tương tác với phần mềm bằng ngôn ngữ tự nhiên, trao đổi thông minh hơn, nhanh hơn, giúp tiết kiệm thời gian làm việc, tăng năng suất lao động.

7. CRM “tự cung tự cấp”

Trước nay, CRM trong ấn tượng của doanh nghiệp là các hệ thống kỹ thuật phức tạp, chi phí cao, đòi hỏi có đội ngũ IT vận hành và quản trị. Tuy nhiên, xu hướng CRM hiện nay là hướng đến các CRM đơn giản, gọn nhẹ, được thiết kế để thân thiện với người dùng, yêu cầu ít kỹ thuật hoặc thường thuộc danh mục low-code hoặc no-code.

Yếu tố này giúp cho các CRM tự phục vụ có giá cả phải chăng hơn, có tính khả thi cao đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, nhiều CRM “tự cung tự cấp” hoạt động trên các nền tảng lưu trữ đám mây, giúp đơn giản hóa quá trình cài đặt và cho phép mở rộng dễ dàng.

e5a4cf73 9143 4533 acae d5380cbd7115

Callio là phần mềm quản lý kinh doanh tập trung đón đầu nhiều xu hướng CRM hiện nay.

Callio cung cấp nhiều cụm chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn trình bán hàng từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, trao đổi cho đến chốt đơn và chăm sóc, báo cáo sau bán. Với thế mạnh về công nghệ, Callio mang trong mình nhiều tính năng bắt kịp xu hướng CRM hiện đại, cụ thể là:

  • Tính năng tự động hóa: Callio cho phép tự động tạo danh sách lead đổ về từ các nền tảng bán hàng của doanh nghiệp; tự động chia lead cho nhân viên, tự động thống kê chi tiết về cơ hội bán hàng, tương tác với khách của nhân viên và cả bộ phận. Điều này giúp tiết kiệm thời gian vận hành cũng như đảm bảo phối hợp thống nhất trong đội nhóm.
  • Callio là một CRM social, có thể tích hợp nhiều nền tảng: Callio giúp tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber,…) và quản lý chung trong một giao diện. Điều này giúp đồng bộ luồng giao tiếp khách hàng và cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi thoại ngay trên khung chat, mang lại trải nghiệm đa kênh liền mạch cho khách hàng.
  • Callio đề cao tính cá nhân hóa cho trải nghiệm người dùng: giao diện dễ sử dụng ngay và mọi lúc mọi nơi, bất kì nhân viên nào cũng có thể vào việc mà không tốn thời gian đào tạo, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất và tối ưu chi phí vận hành đáng kể. Đặc biệt, Callio cho phép doanh nghiệp điều chỉnh các trường thông tin trong các tính năng tùy theo nhu cầu của mình. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh báo cáo phù hợp với nhu cầu, giúp xem được tổng quan các chỉ số kinh doanh quan trọng và hiệu suất của nhân viên để có những phương án cụ thể, kịp thời nhất.

Đăng ký trải nghiệm Callio 7 ngày miễn phí để trải nghiệm hệ thống CRM thông minh ngay!

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu