pano

Những hiểu biết cơ bản về telesale

Admin
Cập nhật lần cuối: 07/04/2021
Tổng quan bài viết

Telesale là một trong những cụm từ phổ biến trong kinh doanh dù là offline hay online, quy mô lớn hay nhỏ đều nhận được sự quan tâm rất lớn trong lĩnh vực bán hàng. Vậy telesale là gì? Công việc hàng ngày của telesale là gì? Khó khăn và ích lợi của công việc này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1 . Việc làm Telesale là gì?

Telesale là phương thức bán hàng gián tiếp qua điện thoại, nhân viên telesale sẽ chủ động liên hệ trực tiếp với khách hàng và dùng những kịch bản có sẵn để giới thiệu cũng như tư vấn, bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là phương thức bán hàng hiệu quả nhất hiện nay vì nó giúp doanh nghiệp cung cấp cho người mua có được thông tin về sản phẩm chi tiết nhất mà không mất thời gian và chi phí đi lại để qua cửa hàng.

2 . Mô tả công việc của telesales hàng ngày

Công việc của một nhân viên telesale sẽ được phân chia khác nhau tùy theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Mỗi ngày sẽ có bảng chấm công ghi lại những công việc mà nhân viên Telesales làm. Tuy nhiên nhìn chung công việc này được hệ thống lại như sau:

  • Nhận data khách hàng từ bộ phận marketing, phân chia và lọc danh sách khách hàng tiềm năng theo khu vực, nhu cầu mua hàng…
  • Gọi điện thoại cho toàn bộ danh sách các khách hàng đã lọc được theo kịch bản hoặc bài nói được soạn sẵn. Tùy theo từng nhu cầu và sở thích của khách hàng mà nhân viên telesales có cách tư vấn, thuyết phục khác nhau sao cho khiến khách hàng yêu thích và muốn mua sản phẩm.
  • Chốt được lịch hẹn gặp với khách: Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng là dịch vụ hoặc các sản phẩm cần phải đến xem trực tiếp, việc đặt được lịch hẹn với khách hàng là một mục tiêu quan trọng và tiến gần đến bước cuối cùng: Chốt sales.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Không chỉ bán hàng, nhân viên telesales giỏi còn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc và tư vấn thêm các dịch vụ mới để khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm khách hàng mới: Không chỉ dựa vào các nguồn khách hàng có sẵn cung cấp từ bộ phận marketing, nhân viên telesales đôi khi còn được giao nhiệm vụ tự tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online, công cụ tìm kiếm…
  • Trực và nhận điện thoại từ khách hàng: Với một vài mô hình kinh doanh đặc biệt, nhân viên telesales cần luôn trong tư thế sẵn sàng đảm nhận các cuộc gọi đến của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thông tin, thắc mắc.
  • Báo cáo công việc và theo dõi tiến độ công việc của mình: Nhân viên telesales cần thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mìn để liên tục cải tiến công việc và đảm bảo chỉ tiêu doanh số đề ra. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem xét báo cáo cũng giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch bán hàng mà mình đang tham gia.
3 . Trách nhiệm của nhân viên telesales

Cũng giống như nhân viên kinh doanh, nhân viên telesales được đánh giá dựa trên KPI (Key Performance Indicator) chỉ số đo lường hiệu quả công việc). Một người mới bước vào nghề hay một người có kinh nghiệm làm telesale cũng đều phải đảm bảo một số KPI như sau:

  • Số lượng cuộc gọi được thực hiện hàng tháng được giao
  • Số lượng đơn chốt thành công
  • Số lượng khách hàng tiềm năng
  • Thời gian trung bình nhân viên giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
  • Tỷ lệ giữa số lượng cuộc gọi bị từ chối/tổng số cuộc gọi được thực hiện
4 . Làm thế nào để trở thành Telesale giỏi
  • Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin tốt

Để có thể giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhân viên cần kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin sản phẩm mà mình công cấp một cách đầy đủ và chính xác. Đưa ra những thông tin tư vấn chính xác và hữu ích cho khách hàng tiềm năng.

  • Nói năng lưu loát, giao tiếp tốt

Đây là kỹ năng rất quan trọng nhân viên Telesales cần có giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Ngoài ra, một nhân viên telesales giỏi sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng hơn là chỉ tập trung vào doanh số và việc chốt sales.

  • Nắm vững các kỹ năng sau

– Kịch bản đặt hẹn

– Kịch bản để nhận diện khách hàng tiềm năng

– Kịch bản CHỐT SALES

– Các kịch bản liên quan đến giao tiếp với khách hàng qua điện thoại khác. …

Công việc này cũng mang nhiều thách thức đòi hỏi sự bản lĩnh lớn ở một nhân viên bán hàng như áp lực doanh số, gặp phải các khách hàng khó tính, quấy nhiễu qua điện thoại, không chốt được đơn hàng…. Và người theo học hoặc làm công việc này cần trang bị những kỹ năng cần thiết cũng như tâm lý vững vàng để có thể gặt hái được hiệu quả công việc như mong muốn.

 

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu