Danh sách khách hàng tiềm năng là tài nguyên quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công cho các chiến dịch marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng đưa số điện thoại hay email cá nhân của mình cho một người xa lạ. Vì thế nhiều doanh nghiệp bỏ tiền mua data khách hàng tiềm năng. Việc này được cho là “lợi bất cập hại”, cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Lý do cụ thể là gì, có nên mua data email khách hàng không ? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.
Để tổ chức các chương trình quảng cáo online, tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn cần đến những email cá nhân hoặc các tin nhắn SMS để đưa sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên như chúng tôi đã nói, không phải ai cũng dễ dàng đưa thông tin cá nhân của mình cho một người (tổ chức) xa lạ. Nhất là khi mới bắt đầu, nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đủ cho mình số lượng thông tin khách hàng tiềm năng.
Giải pháp đó là mua lại data từ các nguồn khác như một cách nhanh nhất để sở hữu nhóm khách hàng có thể tiếp cận với các chiến dịch.
Việc này tất nhiên có nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận được tệp khách hàng có sẵn; tốn kém ít chi phí hơn so với việc thuê đội ngũ đi lấy data từng khách hàng. Tuy nhiên sau đây là những lý do mà bạn không nên mua danh sách email khách hàng:
Một danh sách data email doanh nghiệp có thể mua khá dễ dàng, việc sở hữu data khách hàng tiềm năng với 5.000 -10.000 số điện thoại chỉ sau một đêm nghe thật sự hấp dẫn. Nhưng ai sẽ kiểm chứng cho chất lượng của hàng ngàn địa chỉ email đó? Bên bán không nhất thiết phải trung thực 100% với bạn và cam đoan hết toàn bộ list data cái nào cũng chất lượng như nhau. Rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:
Dữ liệu thông tin bị thiếu hoặc không đầy đủ (ví dụ: có tên nhưng không có email, email không đủ, thiếu kí tự, email nhầm lẫn, số điện thoại ảo,..
Thông tin lỗi thời (các địa chỉ email/SĐT không còn tồn tại hoặc bị bỏ qua).
Địa chỉ email/SĐT được thu hoạch trái phép hoặc người dùng chưa từng có hứng thú với ngành nghề theo danh sách.
Việc mua lại data mới đồng nghĩa với việc bạn và khách hàng hoàn toàn xa lạ (khác với các data khách hàng cũ). Đứng từ quan điểm của người nhận, họ không biết bạn từ trước đó hoặc họ không quan tâm đến công ty của bạn. Vậy nên dù email tiếp thị của bạn thực sự được viết và đóng gói với thông tin chất lượng cao, nhưng bạn vẫn chỉ là một công ty “lạ” được đưa vào hộp thư đến của họ.
Hiển nhiên vẫn có khách tò mò mở ra xem và thực sự cảm thấy hứng thú. Nhưng đa số khách hàng đi thẳng đến hành động hủy đăng ký hoặc thậm chí đánh dấu spam cho tất cả email được gửi từ tên miền của công ty bạn. Họ cho đó là những tin nhắn spam (tin rác) được gửi theo phần mềm hàng loạt, gửi vô tội vạ không cần biết người nhận là ai, có nhu cầu nhận hay không. Cảm giác bị làm phiền từ spam rất khó chịu dẫn đến tỉ lệ họ mở ra đọc email của bạn là 0%.
Điều này cũng tương tự với các cuộc gọi điện chào hàng. Dù kỹ năng telesales có đỉnh đến đâu thì người không có hứng thú vẫn rất khó để chấp nhận chỉ với vài phút trên điện thoại
Tham khảo ngay: tổng đài ảo cho doanh nghiệp – giải pháp theo dõi và quản lý hàng ngàn cuộc gọi bán hàng thông qua công nghệ tối ưu nhất hiện nay
Bạn mua được thì người khác cũng mua được. Điều này đẩy bạn không có nguồn khách hàng tiềm năng riêng lợi thế mà phải cạnh tranh với những đối thủ là các đơn vị khác cũng có thể mua data khách hàng tiềm năng từ đúng nơi bạn đã mua. Đương nhiên thì họ cũng lên chiến dịch marketing cho đúng các khách hàng mà bạn đang mong muốn tiếp cận.
Khách cùng lúc nhận được quá nhiều mail với nội dung chào hàng tương tự nhau sẽ rất mệt mỏi và khó chịu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tương tác của bạn đối với các khách hàng của mình. Nếu thật sự bạn không có lợi thế nổi bật hơn hẳn trên thị trường thì rất khó để “đấu” lại.
Việc mua data khách hàng tiềm năng và để bị đánh giá xấu, khách hàng ấn tượng tồi tệ vì thường xuyên bị làm phiền. Họ sẽ để lại các dòng trạng thái trên facebook, các hội nhóm review, website hay bất cứ chỗ nào có sự xuất hiện của bạn. Lúc này thứ bị ảnh hưởng không chỉ là hiệu quả của chiến dịch email/SMS marketing mà đó còn là tên tuổi, uy tín, bộ mặt của doanh nghiệp. Việc này sẽ khiến bạn cân nhắc đến hậu quả đáng kể sẽ xảy ra khi sử dụng các danh sách kém chất lượng.
Hiện nay đa số các quốc gia đều có luật chống lại việc gửi email hàng loạt để quảng cáo vô bổ (spam), chẳng hạn như Đạo luật CAN-SPAM ACT tại Hoa Kỳ. Tài khoản email cũng là tài sản thuộc về thông tin cá nhân và các quốc gia khác nhau sẽ có luật bảo vệ quyền công dân của họ. Nếu danh sách email bạn đã mua bao gồm những người từ một quốc gia khác, bạn cần lường trước về trách nhiệm pháp lý với các hành vi làm ảnh hưởng đến đối tượng này.
Đặc biệt khi có quá nhiều người dùng báo cáo doanh nghiệp của bạn có hành vi cố tình spam email, bạn sẽ bước vào cuộc chiến đi chứng minh vô tội trên mạng Internet với các dịch vụ, sản phẩm hiện có của mình. Nếu không muốn vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền lại mất hình ảnh, hãy cân nhắc thận trọng vấn đề này.
Hi vọng rằng, bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi có nên mua data khách hàng tiềm năng, danh sách thông tin khách hàng không. Hiện nay có nhiều cách nuôi dưỡng những mối quan hệ hiện tại thay vì bỏ tiền mua sẵn. Ngoài ra, nếu thực hiện tốt các chiến dịch digital marketing thì nguồn khách hàng vẫn rất phong phú. Chúc bạn thành công.