Theo khảo sát được Công ty nghiên cứu thị trường và truyền thông toàn cầu NielsenIQ công bố năm 2022, có 8/10 người tiêu dùng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương tiếp tục lựa chọn xu hướng mua sắm đa kênh. Trong đó, 57% người tiêu dùng Việt thường xuyên mua sắm đa kênh.
Kết quả từ cuộc khảo sát “Người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023” do Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao công bố cũng cho thấy, người tiêu dùng hiện nay thường lựa chọn mua sắm thông qua sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và trực tuyến. Xu hướng mua sắm online dù không còn độc tôn như thời điểm dịch COVID-19 nhưng vẫn cho thấy mức độ rất phổ biến, đặc biệt với những người trẻ tuổi và trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.
Bối cảnh đó bắt buộc các nhà kinh doanh phải có sự thay đổi để đáp ứng xu hướng của người tiêu dùng trên đa kênh, từ đó “chốt đơn” hiệu quả và gia tăng doanh số bán hàng.
Đối với việc bán hàng đa kênh, hình ảnh sản phẩm trên các trang mạng xã hội, thương mại điện tử là yếu tố cảm quan đầu tiên để người dùng lựa chọn. Do đó, việc đầu tư, chăm chút để sản phẩm trở nên bắt mắt, khác biệt so với những shop kinh doanh khác là điều mà các nhà bán hàng đa kênh nên chú trọng đầu tiên.
Dù vậy, hình ảnh chỉ là điều kiện cần để người tiêu dùng truy, còn điều kiện đủ là những yếu tố liên quan khác như chất lượng, giá sản phẩm, đánh giá của những người mua trước, dịch vụ chăm sóc khách hàng…
Khi bán hàng đa kênh, khách hàng sẽ đến từ mọi nơi, từ Facebook, Zalo, Instagram cho đến SMS, điện thoại. Chính vì vậy, các nhà bán hàng cần tạo ra và định danh hồ sơ khách hàng toàn diện, giúp mang đến một bức tranh toàn diện về khách hàng mà mình đang tương tác về thói quen, sở thích, nhu cầu… Ví dụ như họ đã mua hàng trước đó hay chưa, size áo là gì, có yêu cầu gì đặc biệt cần chú ý hay không.
Để làm được điều này, các nhà bán hàng cần sử dụng các phần mềm Quản lý Kinh doanh tập trung, tiêu biểu như Callio để có thể tự động định danh và đồng bộ lịch sử tương tác, mua hàng của khách hàng với doanh nghiệp. Qua đó giúp thuận tiện và chuyên nghiệp hoá quy trình chăm sóc khách hàng thân thiết, không bị ảnh hưởng bởi nhân sự của doanh nghiệp.
Callio còn giúp các nhà bán hàng: Lưu trữ, phân loại khách hàng theo đặc thù; Theo dõi lịch sử, hành trình chăm sóc từng khách hàng; Quản lý đơn hàng, kho hàng, giao hàng.
Quy trình chốt đơn hàng online đa kênh được thực hiện chủ yếu thông qua các cách trò chuyện trực tiếp thông qua Facebook, Zalo, Instagram hay tin nhắn trên trang web, các trang thương mại điện tử, gọi điện thoại. Việc trả lời khách hàng một cách nhanh chóng sẽ khiến cho họ có thiện cảm với shop, chưa kể còn giúp tỷ lệ chốt đơn tăng lên nhanh chóng.
Mặc dù vậy, để phản hồi nhanh chóng, không bỏ sót bất kỳ tin nhắn nào của khách hàng không phải là một điều dễ dàng đối với các nhà bán hàng, khi mà phải quản lý rất nhiều pages bán hàng trên Facebook, Zalo… Hay khách hàng có thể tư vấn ở kênh mạng xã hội nhưng lại chốt đơn mua hàng ở kênh thương mại điện tử.
Ngoài nắm rõ sản phẩm, dịch vụ, giá cả, nhân viên chốt đơn cũng phải định danh được khách hàng để có thể tư vấn chính xác nhu cầu, sở thích của họ. Nhà bán hàng càng cá nhân hoá được khách hàng thì sẽ càng xây dựng được niềm tin của khách hàng với sản phẩm.
Để giúp các nhà bán hàng giải quyết được bài toán này, Phần mềm Quản lý Kinh doanh tập trung Callio cho phép chat – gọi – tạo đơn trên một phần mềm. Nhờ đó, không còn nỗi lo bỏ lỡ đơn, bỏ lỡ khách hàng, chat tản mát nhiều nơi hay tốn thời gian thay đổi giữa các nền tảng bán hàng, Callio hỗ trợ gom nhiều pages từ nhiều mạng xã hội khác nhau về quản lý chung trên một nền tảng duy nhất, để tất cả các luồng giao tiếp được đồng bộ, đảm bảo không bỏ qua bất kì trao đổi nào.
Chưa dừng lại ở đó, Callio còn chủ động nhận diện và tạo danh sách lead đổ về từ các nền tảng bán hàng của doanh nghiệp, tránh việc bỏ sót và làm mất thông tin khách hàng. Cũng như phân chia tự động khách hàng của nhân viên theo quy định của quản lý.
Trong quá trình chốt đơn, người nhân viên cần có một kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng một cách nhanh chóng. Đầu tiên, nhân viên kinh doanh cần quảng bá bằng số lượng đơn hàng đã bán ra, lượng đơn hàng trong dịp mở bán đặc biệt nào đó của doanh nghiệp. Hay những đánh giá thực tế của các khách hàng đã mua trước đó để thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Tiếp theo, nhân viên bán hàng có thể tận dụng sự khan hiếm của hàng hóa để thôi thúc khách hàng nhanh chóng chốt đơn. Sự khan hiếm sẽ hình thành trong khách hàng tâm lý mua ngay, kẻo lỡ, và từ đó giúp hoàn thành đơn hàng.
Ví dụ như “Sản phẩm này bên shop em chỉ còn hai sản phẩm, sau đợt này chắc cũng khó về thêm nên chị lấy luôn nhé!”. Một mẹo nhỏ là trong các câu hỏi khi hỏi khách hàng thì nên hạn chế sử dụng các câu kết thúc như “không ạ?” mà thay vào đó là hỏi khách một câu khẳng định để có thể chốt đơn nhanh hơn.
Trong tình huống khách hàng từ chối, nhân viên kinh doanh cần khéo léo truyền tải những lợi ích, giá trị mà khách hàng sẽ có được khi sở hữu sản phẩm. Bên cạnh đó, nhân viên nên tránh so sánh giá của đối thủ, mà hãy giới thiệu thêm về các chính sách bảo hành, ưu đãi dành cho khách hàng để tạo sự khác biệt, sự tin tưởng và thôi thúc khách hàng chốt đơn. Nếu khách hàng vẫn chưa mua hàng ngay vì chưa thấy sự phù hợp, hãy nắm bắt nhu cầu thật sự của họ, đề cập đến những giá trị mà họ sẽ nhận được khi mua sản phẩm.
Sau khi từ vấn mà khách hàng vẫn không ưng và muốn sở hữu sản phẩm thì cũng đừng quên cảm ơn và chuyển sang chăm sóc những khách hàng khác nhé. Bởi vì, việc tận tâm chăm sóc khách hàng cũng sẽ trở thành lý do để khách hàng quay lại nếu có nhu cầu thực sự.
Đăng ký dùng thử ngay để trải nghiệm Giải pháp Quản lý kinh doanh thông minh và gia nhập cộng đồng hơn 2000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhà bán lẻ sử dụng Callio hướng tới mục tiêu tăng trưởng thật.
Đặt lịch tư vấn: 19003236
Tự thiết lập Callio cho team mình và trải nghiệm 7 ngày miễn phí:
Chat với Callio để hỏi thêm thông tin:
Zalo: https://zalo.me/callio
Email: [email protected]