pano

06 công cụ công nghệ giúp bán hàng hiệu quả

Nga Vu
Cập nhật lần cuối: 03/01/2024
Tổng quan bài viết

Theo Salesforce, trong số 2.534 doanh nghiệp được nghiên cứu trên toàn thế giới, đầu tư công nghệ trong lĩnh vực bán hàng có mối liên hệ mạnh mẽ với sự tăng trưởng kinh doanh. Người bán hàng có thể sử dụng công nghệ bán hàng để xây dựng một hệ thống kinh doanh mạnh mẽ, cải thiện khả năng tương tác, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng, và cuối cùng, tăng tốc doanh số bán hàng một cách tự nhiên.

Trước khi đào sâu các công cụ công nghệ doanh nghiệp có thể tận dụng cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận, doanh nghiệp cần hiểu công nghệ bán hàng là gì và vì sao doanh nghiệp nên nghiêm túc đầu tư công nghệ vào quy trình bán hàng của mình.

1280X1280 1

Công nghệ bán hàng (Sales technology) là gì?

Công nghệ bán hàng được định nghĩa là một bộ công cụ giúp cải thiện và nâng cao hiệu suất bán hàng bằng cách cho phép nhân viên bán hàng tận dụng thời gian và thông tin khách hàng của họ một cách hiệu quả.

Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, ngôn ngữ lập trình NLP và các công nghệ khác có thể cách mạng hóa các nhiệm vụ bán hàng như tìm kiếm và tổng hợp cơ hội, trò chuyện với khách hàng tiềm năng qua chatbot và chăm sóc khách hàng sau bán.

Tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ trong bán hàng

Nhờ công nghệ, các nhà quản lý kinh doanh có thể cải thiện năng suất tổng thể một cách đáng kể, quản lý tài nguyên dữ liệu một cách khoa học, kịp thời nắm bắt các cơ hội bán hàng, và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một đội ngũ bán hàng xuất sắc có thể đem về lượng doanh thu lớn. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này, người bán hàng cần quản lý thời gian và công việc của họ một cách hiệu quả để tập trung vào việc chăm sóc khách hàng và thúc đẩy chốt đơn thay vì mất thời gian cho những thao tác thủ công như nhập liệu hay theo dõi, quản lý thông tin.

Với công nghệ bán hàng, các quản lý bán hàng có thể thực hiện nhiều tác vụ mà trước đây khó thực hiện một cách hiệu quả như:

  • Thu thập và thiết lập danh sách khách hàng tiềm năng một cách khoa học và nhanh gọn.
  • Tự động hóa các chiến dịch email mang tính cá nhân hóa cao.
  • Giữ liên lạc và củng cố quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua các công nghệ cho phép ghi chú phản hồi của khách, hỗ trợ cập nhật kịp thời các vấn đề của khách hàng và có chiến lược chăm sóc linh hoạt.
  • Phân tích tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu, báo cáo một cách trực quan hóa hiệu quả để đánh giá và điều chỉnh quy trình bán hàng.

06 công cụ công nghệ bán hàng giúp bứt phá doanh thu

Từ việc tự động hóa các công việc quản lý hành chính, thu thập thông tin khách hàng đến việc tương tác với khách hàng một cách cá nhân hóa, công nghệ bán hàng là một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu.

Dưới đây là 6 công cụ công nghệ bán hàng mà doanh nghiệp nên để ý và chú trọng tích hợp vào hệ thống quản lý bán hàng hiện có để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trong thời đại công nghệ.

1. Phần mềm Quản lý quan hệ Khách hàng (CRM)

CRM thường là ưu tiên đầu tư hàng đầu đối với bất kỳ đội bán hàng nào. CRM giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hành trình khách hàng, phát hiện các điểm chạm phù hợp và kịp thời tháo gỡ những khúc mắc còn tồn đọng, từ đó vừa cải thiện trải nghiệm khách hàng, vừa đem lại cơ hội bán hàng lớn cũng như góp phần tinh chỉnh quy trình bán hàng cho doanh nghiệp.

2. Công cụ giao tiếp nội bộ cho đội bán hàng

Những công cụ hỗ trợ việc phát triển và duy trì giao tiếp nhất quán giữa các thành viên trong đội ngũ cũng là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo hiệu suất bán hàng.

Điều này nên được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh “bình thường mới” và sự xuất hiện ngày càng nhiều các đội bán hàng làm việc từ xa.

Lý tưởng nhất thì các nhân viên sẽ có khả năng chia sẻ tài nguyên, kết nối với nhau một cách thuận lợi và thực hiện các nhiệm vụ nội bộ để hoàn thành giao dịch.

Tương tự, các quản lý bán hàng nên có khả năng xem xét hiệu suất và sự tương tác của từng nhân viên để từ đó điều chỉnh KPI hoặc có cơ sở thực hiện khen thưởng phù hợp.

image 7

3. Công cụ tự động hóa bán hàng

Theo tính toán của McKinsey Global Institute, khoảng 1/3 các nhiệm vụ trong hoạt động bán hàng có thể được tự động hóa bằng công nghệ.

Công cụ tự động hóa phù hợp có thể làm cho việc tạo và xác định cơ hội bán hàng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Mỗi khi một khách hàng tiềm năng tham gia vào hành trình khách hàng, các công cụ tự động hóa sẽ giúp nhân viên chăm sóc nhận được thông tin gần như ngay lập tức, kịp thời triển khai các hoạt động liên hệ, hỗ trợ một cách cá nhân hóa và tăng khả năng chốt đơn.

Một CRM là một ví dụ về tự động hóa bán hàng. Với một công cụ CRM hiệu quả, đội bán hàng có thể tận dụng dữ liệu hiện có về hành trình của khách hàng để gửi các loạt email tự động tương ứng, tạo động lực chốt đơn đúng thời điểm hoặc kịp thời gợi nhắc khách hàng về thương hiệu.

Công cụ tự động hóa bán hàng giảm gánh nặng cho đội bán hàng, hứa hẹn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực và bền vững, đặc biệt là với doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng về sau. Dự báo cho biết công cụ này sẽ tiếp tục với mức tăng trưởng hàng năm kết hợp 8,3%, vượt qua 14,2 tỷ đô la vào năm 2027.

4. Công cụ hỗ trợ tương tác và giao tiếp bán hàng

Theo Drift, chỉ có 7% các công ty B2B phản hồi cơ hội trong vòng 5 phút hoặc ít hơn, và chỉ có 30% các công ty phản hồi cơ hội trong vòng 24 giờ. Đặt trong bối cảnh nhu cầu khách hàng đòi hỏi sự phản hồi gần như ngay lập tức từ nhà bán thì bài học rút ra là doanh nghiệp cần có một công cụ kiểm soát và hỗ trợ tương tác kịp thời để tránh bỏ lỡ khách hàng.

Mục tiêu của các công cụ hỗ trợ và tương tác bán hàng là cải thiện hiệu quả và năng suất của đội bán hàng, và giúp họ đạt được nhiều hơn các giao dịch bằng cách cung cấp tài nguyên và thông tin cần thiết.

Những công cụ này có thể cung cấp nhiều tính năng và chức năng như quản lý tài liệu, đào tạo và huấn luyện bán hàng, phân tích và báo cáo bán hàng cũng như quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM).

Khách hàng ưu tiên gọi điện hay trao đổi qua email? Và khi nào là quá sớm hay quá muộn để liên lạc với một khách hàng tiềm năng? Và liệu doanh nghiệp có đang tạo áp lực mua hàng cho khách hàng một cách không cần thiết? Tất cả những băn khoăn này đều có thể được giải quyết thông qua một công cụ hỗ trợ và tương tác bán hàng.

5. Công cụ mạng xã hội

Mạng xã hội càng ngày càng được chứng minh là một trong những phương pháp hiệu quả cao trong việc đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm thông tin và thậm chí chốt đơn cho khách hàng ngay trong một nền tảng mà không phải chuyển hướng sang website hay thiếu tương tác hai chiều.

Theo báo cáo của Hubspot, có tới 94% người dùng sử dụng Facebook như một kênh mua sắm thường xuyên, 49% người dùng Zalo và 31% Instagram cũng có hành vi tương tự.

Doanh nghiệp có thể tận dụng mạng xã hội để tìm hiểu thêm về thị hiếu người tiêu dùng, thậm chí có thể chuyển đổi khách hàng thành đại sứ thương hiệu, từ đó tăng tính gắn kết và gần gũi với khách hàng, góp phần tạo ra thiện cảm tích cực cho nhà bán.

6. Chatbots

Với nhu cầu về cá nhân hóa và phản hồi ngay lập tức ngày càng cao, chatbot càng trở nên phổ biến và quan trọng hơn với các doanh nghiệp vì tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí của nó.

Thông thường, chatbot giúp tương tác và điều hướng khách hàng phù hợp, cho phép nhân viên có đủ thời gian để chuẩn bị và phản hồi một cách chỉn chu hơn mà không tạo cảm giác chờ đợi cho khách hàng.

Chatbot cũng ngày càng hiện đại và được tích hợp với trí tuệ nhân tạo, từ đó tạo ra phản hồi bằng ngôn ngữ giống người hơn. Ngoài ra, chatbot cũng có thể phản hồi dựa trên hành vi, sở thích của khách hàng, đề xuất các tùy chọn có sẵn – và tất cả điều này đều được tự động hóa.

Phần mềm quản lý kinh doanh tập trung Callio – giải pháp công nghệ toàn diện cho đội ngũ bán hàng hiệu quả.

Callio tích hợp nhiều cụm chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn trình bán hàng từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, chốt đơn, cho đến chăm sóc sau bán, hỗ trợ tổng hợp dữ liệu khách hàng một cách khoa học, tạo tiền đề cho việc phân tích và báo cáo dễ dàng.

  • Tự động hóa phân công công việc: Callio cho phép tự động tạo danh sách lead đổ về từ các nền tảng bán hàng của doanh nghiệp, tự động thống kê chi tiết về cơ hội bán hàng, tương tác với khách của nhân viên và cả bộ phận. Điều này giúp tiết kiệm thời gian vận hành cũng như đảm bảo phối hợp thống nhất trong đội nhóm.
  • Tính năng tự động hỗ trợ bán hàng: Callio giúp tự động phân tích dữ liệu, báo cáo về số lượng và chất lượng cuộc gọi. Phần mềm cũng sẽ tự động ghi âm cuộc gọi và hỗ trợ voice-to-text, thuận tiện cho việc theo dõi và tổng hợp tương tác cũng như lưu trữ thông tin khách hàng để cải thiện trải nghiệm của họ.
  • Hỗ trợ giao tiếp hiệu quả trong đội nhóm: Không còn tình trạng phân chia khách không đều hay tranh nhau khách vì Callio có thể phân chia tự động khách hàng cho nhân viên theo quy định của quản lý.
  • Quản lý thông tin khách hàng tập trung, chuyên nghiệp: Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập liệu thông tin khách hàng từ hầu hết các công cụ quản lý như Excel, POS, ERP, v.v. Khách hàng được tự động nhận diện và được chăm sóc theo đúng quy trình, ghi nhớ lịch sử chăm sóc, từ đó giúp tiết kiệm thời gian tra cứu, hạn chế tình trạng chăm sóc chồng chéo hoặc chậm trễ phản hồi khách hàng.
  • CRM tích hợp đa nền tảng mạng xã hội: Callio hỗ trợ tổng hợp thông tin của khách hàng từ nhiều mạng xã hội khác nhau như Facebook, Zalo, Viber, v.v. và quản lý chúng tất cả trong một giao diện duy nhất. Điều này giúp đồng bộ hóa quá trình giao tiếp với khách hàng và cho phép thực hiện cuộc gọi thoại trực tiếp từ khung chat, tạo ra trải nghiệm đa kênh liền mạch cho khách.
image 8

Đăng ký dùng thử 7 ngày miễn phí để trải nghiệm Giải pháp Quản lý kinh doanh thông minh và gia nhập cộng đồng hơn 2000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhà bán lẻ sử dụng Callio và đạt mục tiêu tăng trưởng hiệu quả.

Chia sẻ bài viết
Đăng ký để nhận bài viết mới
Làm chủ công nghệ, luôn lắng nghe và tối ưu