speech to

Speech to text – chuyển đổi giọng nói thành văn bản

By - 10/12/2022

Nhận diện giọng nói là công nghệ quan trọng nhất để tạo nên các ứng dụng tương tác thông minh qua giọng nói, như tìm kiếm qua giọng nói trên smartphone, smartTV, các ứng dụng trợ lý áo … Công nghệ nhận diện giọng nói mở ra kỷ nguyên mới cho việc tương tác người máy. Để yêu cầu thiết bị thông minh thực hiện chỉ thị của mình, giờ đây bạn chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói, thay vì phải thao tác qua nút ấn hoặc màn hình. Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ nhận diện giọng nói và chuyển giọng nói thành văn bản (Speech to Text) mang đến lợi ích nhiều lợi ích to lớn.

Đọc thêm: Giải pháp Tổng đài thông minh Callio – Smart Call Center tích hợp Speed to Text (chuyển đổi giọng nói sang văn bản)

Tìm hiểu về Speech to Text

Chuyển giọng nói thành văn bản (speech to text) là một phần mềm hoạt động bằng cách nghe âm thanh và cung cấp một bản chép lời có thể biên tập, nguyên văn trên thiết bị cụ thể. Phần mềm thực hiện công việc này thông qua khả năng nhận diện giọng nói. Một chương trình máy tính sử dụng thuật toán ngôn ngữ học để sắp xếp các tín hiệu âm thanh từ lời nói và chuyển các tín hiệu đó thành văn bản bằng những ký tự được gọi là Unicode.

Speech to Text – Chuyển giọng nói thành văn bản hoạt động như thế nào?

Chuyển giọng nói thành văn bản hoạt động thông qua mô hình máy học phức tạp bao gồm nhiều bước. Hãy cùng xem chi tiết cách hoạt động của nó:

  1. Khi âm thanh phát ra từng miệng ai đó để tạo thành từ ngữ, nó cũng tạo ra một loạt các sóng rung. Công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản hoạt động bằng cách nhận diện các sóng rung này và chuyển chúng thành ngôn ngữ kỹ thuật số thông qua công cụ chuyển đổi từ tín hiệu liên tục sang kỹ thuật số.
  2. Công cụ chuyển đổi tín hiệu liên tục sang kỹ thuật số thu nhận âm thanh từ một tệp âm thanh, đo lường chi tiết các sóng rung và lọc sóng để phân biệt các âm thanh liên quan.
  3. Âm thanh sau đó được phân loại theo độ dài hàng phần trăm hoặc phần nghìn giây và được khớp với các âm vị. Âm vị là một đơn vị âm thanh phân biệt từ ngữ này với từ ngữ khác trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Ví dụ: Có khoảng 40 âm vị trong tiếng Anh.
  4. Sau đó, các âm vị sẽ được chạy qua một mạng lưới thông qua mô hình toán học so sánh âm vị với các câu, từ ngữ và cụm từ thông dụng.
  5. Văn bản sau đó được trình bày như văn bản thường hoặc lệnh máy tính dựa trên phiên bản gần đúng nhất của âm thanh.

Speech to Text - Chuyển giọng nói thành văn bản hoạt động như thế nào?

Lợi ích của Speech to Text

Chuyển giọng nói thành văn bản đã nhanh chóng chuyển từ việc được sử dụng hàng ngày trên điện thoại hay tại nhà sang các ứng dụng trong những ngành như tiếp thị, ngân hàng và y tế. Ứng dụng nhận dạng giọng nói cho thấy công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản có thể tăng cường hiệu quả của những nhiệm vụ đơn giản và mở rộng sang các công việc truyền thống do con người thực hiện.

Trong doanh nghiệp

Speech to Text có thể đơn giản hóa các công việc thường ngày ở công ty bạn, giảm sai sót, tiết kiệm nhân công và giúp tăng tính hiệu quả của công việc ở công ty bạn. Một số lợi ích của Speech To Text có thể kể đến như:

  1. Giảm thời gian tương tác: Trong thực tế, thời gian để nói ra một câu luôn ngắn hơn thời gian để nhập câu đó vào máy tính. Cũng như vậy, thời gian để đọc được một tin nhắn luôn ngắn hơn thời gian để nghe tin nhắn thoại cùng một nội dung. Vậy, nếu ta có thể triển khai được một hệ thống nhắn tin nội bộ nhận tin nhắn thoại ở đầu vào và cho ra tin nhắn văn bản ở đầu ra, thời gian tương tác giữa các nhân viên nội bộ có thể được rút ngắn đáng kể.
  2. Giảm thời gian nhập liệu: Nhập liệu là một công việc nhàm chán và dễ sai sót. Với tính năng Speech to Text, nhân viên nhập liệu có thể nhập dữ liệu trực tiếp bằng giọng nói của mình thay vì đọc dữ liệu từ tài liệu nguồn và gõ lại trên bàn phím. Nhờ vậy cả lỗi đánh máy và thời gian nhập liệu đều được tối thiểu hóa.
  3. Dễ dàng tìm kiếm tài liệu: Với chức năng Speech To Text, bạn có thể tìm kiếm tài liệu trực tiếp bằng giọng nói, thay vì gõ từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm trên màn hình.
  4. Tự động tạo biên bản cuộc họp: Mỗi ngày có rất nhiều cuộc họp quan trọng cần được ghi biên bản. Speech to Text có thể dễ dàng tự động chuyển đổi nôi dung ghi âm của cuộc họp thành văn bản, nhờ đó giảm được áp lực và sai sót của thư ký ghi biên bản.
  5. Trả lời tự động: Với các trung tâm chăm sóc khách hàng, có rất nhiều câu hỏi về dịch vụ được lặp đi lặp lại.  Với chức năng nhận diện giọng nói và Text To Speech, một hệ thống trả lời tự động có thể hiểu được câu hỏi của khách hàng, truy vấn cơ sở dữ liệu và tự tạo ra câu trả lời dưới dạng âm thanh để phản hồi cho khách hàng. Hệ thống này có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp kinh phí rất lớn khi có thể phục vụ khách hàng 24/7 mà không cần phải tốn chi phí cho nhân viên trực điện thoại.
  6. Nhận và chuyển tiếp tin nhắn của khách hàng: Khách hàng vẫn có thể gọi điện đến công ty của bạn sau giờ làm việc và để lại lời nhắn. Khi sử dụng Speech To Text, bạn sẽ không phải bật nghe lại các đoạn tin nhắn này mà chỉ cần đọc chúng dưới dạng văn bản, vốn tốn ít thời gian hơn. Hơn thế nữa, hệ thống có thể hiểu được đơn vị nào của công ty cần phải xử lý tin nhắn này và chuyển tiếp ngay sau khi nhận được.
  7. Hiểu thông tin khách hàng để marketing hướng mục tiêu: Các công nghệ nhận diện giọng nói hiện đại có thể dễ dàng đoán được độ tuổi, giới tính và vùng miền của con người thông qua giọng nói. Điều này rất có lợi cho công ty bạn khi cần biết một số thông tin cá nhân của khách hàng để thực hiện chiến lược marketing đúng mục tiêu.

Trong lĩnh vực công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Robot

  1. Công nghệ nhận diện giọng nói giúp khoảng cách giao tiếp giữa người và máy được rút ngắn. Việc sử dụng, ra lệnh, truy vấn thông tin ngày nay dễ dàng hơn rất nhiều cho người già, trẻ em hoặc người khuyết tật.
  2. Các thiết bị IoT nhà thông minh luôn cần một thiết bị trợ lý ảo để điều khiển chúng. Công nghệ nhận diện giọng nói hiện nay giúp chủ nhân có thể điều khiển ngôi nhà thông minh của mình mà không cần dùng một nút ấn nào.
  3. Giao tiếp với robots hiện nay không còn là ý tưởng trong mơ nữa. Rất nhiều robots gần đây có khả năng giao tiếp như người thật. Thậm chí vào năm 2017, Sophia, một robot có khả năng giao tiếp và biểu hiện sắc thái được phát triển từ Hong Kong vào năm 2016, còn được Arab Saudi cấp quyền công dân. Tất cả khả năng giao tiếp của robot đều là thành tựu của trí tuệ nhân tạo và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Trong lĩnh vực giáo dục

Rất nhiều ứng dụng dạy ngôn ngữ hiên nay sử dụng trí tuệ nhân tạo và nhận diện tiếng nói như công nghệ chính đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học. Những kỹ thuật này có thể thay thế giáo viên trong việc đánh giá  và hoàn thiện kỹ năng phát âm của học viên.

Đăng ký trải nghiệm ngay!